Giày Chạy Địa Hình Nữ
Speedgoat 5 | Giày Chạy Trail Nữ Hoka Speedgoat 5 - CCS
MNT Racer 3 |Giày Chạy Trail Nữ TOPO Athletics MNT Racer 3 - Aqua/Teal
Challenger Atr 7 |Giày Chạy Trail Nữ Hoka Challenger Atr 7 - DBEPR
STINSON 7 |Giày Chạy Trail Nữ Hoka STINSON 7
Speedgoat 5 |Giày Chạy Trail Nữ Hoka Speedgoat 5 - BBCY
Speedgoat 5 | Giày Chạy Trail Nữ Hoka Speedgoat 5 - CSGG
Zinal | Giày Chạy Trail Nữ HOKA Zinal - RYCM
Giày chạy Trail Nữ HOKA ZINAL - AOSP
Speedgoat 6 (Wide) | Giày Chạy Trail Nữ Hoka Speedgoat 6 (Wide) - SRBT
Challenger Atr 7 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Challenger Atr 7 - ONN
Norda 002 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 002 - Cinder
Norda 002 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 002 - Oak
Norda 002 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 002 - Lichen
Norda 001 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 001 Limited Edition - Axolotl
Mafate Speed 4 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Mafate Speed 4 - CTRM
Speedgoat 6 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Speedgoat 6 - GKS
STINSON 7 |Giày Chạy Trail Nữ Hoka STINSON 7 - RRT
Speedgoat 6 (Wide) |Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Speedgoat 6 Wide - VYM
Speedgoat 6 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Speedgoat 6 - BLVR
Kjerag | Giày Chạy Địa Hình Nữ NNormal Kjerag - Beg
Tomir 2.0 | Giày Chạy Địa Hình Nữ NNormal Tomir 2.0 - Green
Mafate Speed 4 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Mafate Speed 4 - NSOF
Tecton X 3 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Tecton X 3 - SSC
Challenger Atr 7 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Challenger Atr 7 - LSQ
Tomir 2.0 | Giày Chạy Địa Hình Nữ NNormal Tomir 2.0 - Beige
Mafate Speed 4 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Hoka Mafate Speed 4 - CBT
Norda 001 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 001 - Ether
Norda 002 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 002 - Alpine White
Norda 002 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 002 - Summit Black
Norda 001 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 001 - Black
Norda 001 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 001 - White/Gum
Norda 001 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Norda 001 Limited Edition - Magma
Speed Cross 6 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Salomon Speed Cross 6 - BLGA
Pulsar Trail | Giày Chạy Địa Hình Nữ Salomon Pulsar Trail - BGAC
Ultra Glide 2 | Giày Chạy Địa Hình Nữ Salomon Ultra Glide 2 - PBPG
Tecton X 2 | Giày Chạy Trail Nữ Hoka Tecton X 2 - OFNS
Challenger Atr 7 (Wide) |Giày Chạy Trail Nữ Hoka Challenger Atr 7 (Wide)- ERC
Tại IMSPORTS bạn dễ dàng chọn được cho mình đôi giày chạy bộ ưng ý đến từ các thương hiệu chạy bộ hàng đầu thế giới như Hoka, Saucony, Altra hay Xeroshoe...Các mẫu giày đã được lựa chọn kỹ càng của đội ngũ mua hàng để mang lại cho khách hàng chạy bộ những trải nghiệm tốt nhất từ người mới chạy bộ đến những vận động viên chạy lâu năm. Đặc biệt các mẫu giày trail phù hợp với địa hình các cung đường tại Việt Nam: VMM, VTM, VJM hay DLUT, HNUT....
Giày Chạy Địa Hình Chính Hãng từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Giày Chạy Địa Hình HOKA, giày chạy địa hình Salomon, Giày chạy địa hình norda, Giày chạy địa hình Altra, Giày chạy địa hình Topo…
Trong khi giày chạy road có thể xử lý được một số cung đường đơn giản và dễ đi, giày chạy trail lại được sử dụng khi điều kiện địa hình trở nên khắc nghiệt hơn và đặc biệt hữu ích trên các con đường dốc, khó đi, ẩm ướt, bùn lầy hoặc bị tuyết phủ.
Trên thực tế, giày chạy trail sẽ bảo vệ bàn chân của bạn theo cách mà những đôi giày chạy road không làm được, chúng cho phép bạn chạy một cách mượt mà hơn trên nhiều loại bề mặt. Ngoài ra, những đôi giày này còn chống lại được những cản trở mà bạn thường gặp phải trong các buổi chạy khó khăn.
Với các cung đường càng khó khăn và không ổn định, bạn lại càng cần một đôi giày chạy trail mạnh mẽ hơn. Có một mẹo đơn giản mà bạn có thể tham khảo: Nếu đang chạy trên một cung đường đơn (chỉ đủ rộng cho một người chạy) hoặc phải nhìn xuống đường để tìm các điểm đất vững chắc, bạn có lẽ nên sử dụng giày chạy trail.
Giày chạy trail và giày chạy road có gì khác nhau
So với giày chạy road, giày chạy trail có:
Đế ngoài chắc chắn hơn: Phần đế ngoài của giày chạy trail thường được thiết kế với các vấu lớn và mềm hơn để tăng độ bám trên địa hình, trong khi giày chạy road lại sở hữu phần đế ngoài phẳng, mịn và bền hơn nhằm phục vụ cho việc chạy trên mặt đường.
Đế giữa cứng hơn: Giày chạy trail thường có đế giữa cứng hơn so với giày chạy road để tạo ra độ ổn định cao hơn cho các bước chạy trên địa hình không đều. Đôi khi, những đôi giày này còn được tích hợp thêm một tấm bảo vệ nhằm ngăn không cho đá và gai nhọn gây tổn thương cho bàn chân xuyên suốt quá trình tập luyện. Mặt khác, giày chạy road lại được tạo ra với phần đế giữa mềm hơn nhằm giảm sốc khi chạy trên mặt đường.
Phần Upper được gia cố: Phần Upper của giày chạy trail sẽ được gia cố để bảo vệ bàn chân của bạn tốt hơn khỏi đá, rễ cây và gai trong quá trình chạy. Giày chạy road thường sẽ không cần điều này, do đó chúng sẽ có trọng lượng nhẹ và thoáng khí hơn một chút.
Tham khảo thêm: Phân biệt giày chạy trail và giày chạy road
Làm thế nào để chọn được đôi giày chạy trail tốt
Ngoài thị trường hiện nay có hàng trăm mẫu giày chạy trail khác nhau để lựa chọn. Giống với nhiều trang thiết bị chạy trail khác, mỗi đôi giày đều sẽ sở hữu những nét đặc trưng riêng so với những sản phẩm còn lại. Do đó, việc đọc qua mô tả sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những đôi giày chạy trail và quyết định được đâu sẽ là sản phẩm phù hợp với bản thân nhất. Sau đây sẽ là một số đặc điểm bạn nên lưu ý để tìm cho mình được một đôi giày tốt:
ĐỘ VỪA VẶN
Khi mang giày, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được độ rộng của chúng so với bàn chân của mình, chẳng hạn như rộng hay hẹp. Trên thực tế, hầu hết các runner đều sẽ để ý tới độ vừa vặn của giày giày trước tiên trong quá trình chọn lựa.
Cụ thể hơn, một đôi giày chạy trail sở hữu phần hộp ngón chân rộng sẽ không phù hợp với bàn chân hẹp và ngược lại. Hãy nhớ rằng bạn có thể nghe bạn bè khen nhiều về một đôi giày nhưng khi thử, sản phẩm ấy có thể lại không phù hợp với bàn chân của bạn.
Như một nguyên tắc chung, các mẫu giày của La Sportiva như Bushido hoặc Jackal thường hoạt động tốt hơn với những người sở hữu bàn chân hẹp. Mặt khác, những đôi giày chạy trail của Hoka hoặc Altra lại tốt hơn cho những người có bàn chân quá cỡ. Altra và Hoka thậm chí còn cho ra mắt thêm các size rộng hơn nữa cho giày của họ.
ĐỘ ĐỆM VÀ CHIỀU CAO ĐẾ
Bạn sẽ tìm thấy nhiều đôi giày chạy trail khác nhau với mọi mức độ đệm và chiều cao đế (stack height). Chiều cao đế chính là khoảng cách giữa chân bạn với mặt đất và khi một đôi giày càng có nhiều đệm, cảm giác với mặt đất của bạn sẽ càng ít hơn.
Một lớp đệm dày có thể làm cho bạn cảm thấy rất thoải mái, nhưng hãy lưu ý rằng nó cũng sẽ tạo ra một khoảng cách nhất định về cảm giác với mặt đất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ bị chệch chân hơn nếu không để ý trong quá trình chạy trail.
DROP
Hầu hết các đôi giày hiện nay trên thị trường đều có một tỷ lệ Drop nhất định. Tỷ lệ Drop hay sự chênh lệch độ cao giữa mũi và gót chân sẽ đặt gót chân của bạn ở một vị trí cao hơn (giống như một đôi giày cao gót thu nhỏ). Trước những năm 1960, tỷ lệ Drop thấp là tiêu chuẩn của mọi thương hiệu giày. Tuy nhiên, theo thời gian, sự đổi mới và phổ biến của việc chạy bộ cũng như các yêu cầu cao về sự bảo vệ và đệm gót chân đã dẫn đến một xu hướng mới - tỷ lệ Drop cao hơn.
Thậm chí, sau sự phổ biến của Born to Run (một cuốn sách khuyến khích mọi người nên chạy bộ theo cách tối giản), thị trường đã dần mở rộng và tạo ra sự đa dạng trong thiết kế giày chạy. Tỷ lệ Drop thường được đo bằng đơn vị milimet và trong một cuộc đua, bạn sẽ thấy các vận động viên chạy trail sử dụng nhiều loại giày với các thông số khác nhau. Ở những đôi giày tối giản (0-6mm), phần mũi và gót chân của bạn sẽ gần như nằm trên một mặt phẳng có độ cao tương tự nhau, làm cho phần giữa và mũi chân có xu hướng tiếp xúc với mặt đất đầu tiên. Trái lại, tỷ lệ Drop cao hơn (> 10mm) sẽ khuyến khích gót chân của bạn đáp đất trước.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đặc biệt đến những đôi giày tối giản, hãy xem các bài viết của chúng tôi về top những đôi giày leo núi tốt nhất để hiểu một cách chi tiết hơn!
PHẦN VẤU
Phần đế ngoài của giày chạy trail thường sẽ được cấu thành bởi các vấu. Các vấu này có thể lớn, nhỏ, ít hoặc nhiều nhưng đều sẽ đóng một vai trò như nhau là làm tăng độ bám và lực kéo cho giày. Vấu càng lớn và nhiều, độ bám sẽ càng lớn. Đó chính là lý do tại sao bạn thường thấy những đôi giày chạy trail có nhiều vấu.
Các phần vấu “mạnh mẽ” sẽ đặc biệt cần thiết khi bạn phải di chuyển trên bề mặt trơn trượt, ví dụ như bùn và tuyết. Tuy nhiên, vấu quá mạnh đôi khi sẽ gây ra một số trở ngại trong quá trình bạn di chuyển qua những cung đường bằng phẳng hoặc cứng hơn. Để so sánh, các vấu chính là điểm khác biệt chính để phân biệt giữa giày chạy trail và road. Và mặc dù những chiếc vấu “mạnh mẽ” rất hữu ích trên các bề mặt băng giá, song chúng tôi vẫn khuyên bạn nên đầu tư thêm vào các trang thiết bị bổ trợ cho giày như ice cleats, micro spikes hoặc ice grippers. Nếu không rõ, bạn có thể xem các bài hướng dẫn của chúng tôi về cách chạy bộ vào mùa đông để biết thêm.
TẤM BẢO VỆ
Tấm bảo vệ là bộ phận trên giày chạy trail được thiết kế với mục đích bảo vệ tốt hơn cho bàn chân của bạn trước những địa hình khắc nghiệt. Những tấm này sẽ được làm từ một số chất liệu cứng như nhựa hoặc carbon nhẹ và thường được tích hợp vào phần đế giày của bạn (với một số đôi giày, chúng có thể tháo rời).
Trong quá trình lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy tấm bảo vệ trên những đôi giày chạy trail có ít đệm hơn. Tôi nhấn mạnh, những tấm này đặc biệt hữu ích nếu bạn phải chạy trên các địa hình khó đi với nhiều sỏi đá và rễ cây. Nhưng cũng đừng quá lo lắng về sự thoải mái, một tấm bảo vệ sẽ không khiến chân bạn có cảm giác cứng. So với giày chạy road, tấm bảo vệ sẽ là thứ mà bạn không thể tìm thấy trên bất cứ đôi giày nào!
PHẦN UPPER
Khi bạn nhìn vào một đôi giày chạy trail từ phía trên xuống, bạn sẽ thấy lớp Upper đầu tiên. Lớp này thường được làm từ các chất liệu như vải hoặc lưới. Khi nhìn vào phần Upper, bạn sẽ muốn tìm kiếm sự bền bỉ, tính thoáng khí và khả năng thoát nước. Lý do là bởi, việc chạy trail đôi khi sẽ rất ẩm ướt. Ngoài ra, bạn còn có nhiều khả năng gặp phải các vật liệu sắc nhọn (gậy, cành cây, đá vụn) trong quá trình chạy hoặc đua. Trong khi đó, với giày chạy road, sự nhẹ nhàng sẽ là yếu tố được ưu tiên hơn cả do đặc thù của đường chạy khác với chạy trail.
Bạn nên xem qua các bài viết của chúng tôi về top giày chạy trail cũng như những đôi giày chống nước tốt nhất để biết khi nào cần chọn một đôi giày Gore-Tex hoặc không. Chúng tôi thường sẽ thích các đôi giày không có khả năng chống nước quá tốt để nhận được hiệu quả thoát nước tốt ưu. Đáng chú ý, phần Upper của giày chạy trail sẽ có sự khác biệt nhất định so với giày leo núi. Phần Upper của giày leo núi sẽ cứng hơn và không quá chú trọng vào độ thoáng khí.
PHẦN ĐẾ GIỮA
Phần đế giữa bao gồm các chất liệu đệm, ổn định và chống sốc, vì vậy đây là một thành phần khá quan trọng trong một đôi giày chạy trail. Trong quá trình chạy, đệm sẽ là thứ bị nén nhiều nhất. Điều này đồng nghĩa với việc đế giữa tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp của bạn khỏi tác động và ngoại lực tới từ quá trình di chuyển.
Nhiều loại đế giữa sẽ được làm từ chất liệu mềm hơn và cung cấp khả năng hấp thụ sốc như Ethylene-vinyl acetate (EVA), nhưng thường chất liệu này sẽ mòn nhanh hơn so với polyurethane (PU) - một loại đệm cứng, nặng và bền bỉ hơn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là đế giữa của Hoka, tất cả những đôi giày của thương hiệu này đều được thiết kế đế giữa với diện mạo gần như tương tự nhau và nổi bật so với nhiều thương hiệu khác với khả năng hấp thụ sốc, độ đệm, sự thoải mái và hỗ trợ tốt.
PHẦN ĐẾ NGOÀI
Phần đế ngoài của giày chạy trail thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, phụ thuộc vào mỗi thương hiệu và dòng sản phẩm. Về công dụng, đế ngoài sẽ đóng vai trò cung cấp độ bám cho giày của bạn. Hiện nay có nhiều loại đế ngoài khác nhau, chẳng hạn như cứng, linh hoạt và đế dính. Sự thật là, những đôi giày chạy trail sở hữu phần đế ngoài cứng hơn thường sẽ có độ bền vượt trội, kéo dài hàng trăm dặm. Ngược lại, với những đôi giày sử dụng chất liệu đế ngoài mềm, chúng có thể bị mòn sau khoảng 200 dặm. Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ có cho mình khả năng bám dính trên bề mặt tốt hơn.
Và nếu muốn những bộ đế ngoài “nổi tiếng”, bạn thậm chí sẽ phải bỏ thêm một số tiền nhất định. Ví dụ, những đôi giày chạy trail được trang bị phần đế làm từ cao su Vibram (nổi tiếng với độ bền cao) thường sẽ có giá cao hơn tới 15$ so với bình thường. Nhìn chung, đế ngoài là một bộ phận được thiết kế đặc trưng để cấu thành độ bền và độ bám cho giày, song bạn nên ưu tiên chọn những bộ đế linh hoạt, thoải mái và nhẹ.
PHẦN BẢO VỆ NGÓN CHÂN
Phần bảo vệ ngón chân là một lớp chất liệu gia cường ở phía trên của mũi giày, quanh khu vực ngón chân. Lớp này sẽ mang tới sự bảo vệ bổ sung cho bàn chân của bạn trước các chướng ngại vật trong quá trình chạy trai. Có thể với nhiều người, tính năng này không quá quan trọng và gây nặng giày, nhưng với tôi, phần bảo vệ này rất hữu ích.
TRỌNG LƯỢNG
Nhìn chung, một đôi giày chạy trail nhẹ sẽ có ít sự bảo vệ và đệm cho bàn chân hơn. Điều này cũng là một trong những sự khác biệt chính giữa giày chạy trail và giày leo núi. Những đôi giày được thiết kế cho leo núi thường sẽ nặng và bền hơn so với giày chạy road hoặc giày chạy trail. Nhưng với trọng lượng nhẹ, bạn lại có khả năng bức tốc tốt hơn.
Các runner đang tìm kiếm một đôi giày chạy tối giản hoặc sự nhanh nhẹn thường hay quan tâm nhiều đến những đôi giày nhẹ. Bởi với giày tối giản, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác với mặt đất tốt hơn (điều mà một số người thấy là điểm cộng, trong khi số còn lại có thể thấy đau đớn hoặc lạ lùng). Mặt khác, một đôi giày sở hữu trọng lượng nặng sẽ là một lựa chọn tốt nếu như bạn yêu thích sự bền bỉ và khả năng bảo vệ bàn chân cao.
Trong quá trình chạy, bạn sẽ dần khám phá được những tính năng mà bản thân yêu thích nhất trên một đôi giày. Ban đầu, có thể giá cả sẽ quyết định lựa chọn của bạn. Nhưng sau đó, các tính năng như vấu, độ bám, độ vừa vặn, tính hỗ trợ, khả năng bảo vệ sẽ được ưu tiên hơn. Tôi không muốn phủ nhận tầm quan trọng của giá cả, nhưng giữa một đôi giày rẻ, không thoải mái, nhanh hỏng và một đôi giày đắt hơn, mang lại hiệu quả cao, bền bỉ hơn, chắc chắn bạn sẽ chọn đôi thứ hai đúng không nào?
Cách chọn size cho giày chạy trail
Một đôi giày chạy trail tốt cần phải có độ vừa vặn thoải mái mà không khiến bạn cảm thấy lỏng lẻo hoặc rộng rãi ở phần gót hoặc giữa bàn chân. Thật vậy, một đôi giày chạy trail hoàn hảo phải vừa vặn với toàn bộ chân của bạn - từ chiều rộng, chiều dài, chiều cao cho tới vòm chân và kích thước tổng thể của bàn chân.
LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐÚNG SIZE GIÀY CHẠY TRAIL
Sau khi đo kích thước chân của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đọc các đánh giá của khách hàng về độ vừa vặn của mỗi mẫu giày. Ví dụ, Zappos là một một cơ sở dữ liệu được ghi lại từ suy nghĩ của khách hàng về việc họ nghĩ một đôi giày chạy trail vừa, nhỏ hay đúng với kích thước thật của bàn chân họ. Cụ thể hơn, trong danh sách của Zappos về Salomon Speedcross, đôi giày này được đánh giá là vừa vặn với kích thước thật của bàn chân.
ĐỘ VỪA VẶN
Một đôi giày chạy trail nên đem lại cảm giác vừa vặn thoải mái, nhưng chân của bạn không nên bị trượt bên trong. Hãy tìm kiếm sự vừa vặn thoải mái mà không gây quá nhiều áp lực ở phần gót và giữa bàn chân. Thêm vào đó, khu vực ngón chân của bạn nên có cảm giác thoải mái, không bị chật.
HÃY CHỪA KHOẢNG TRỐNG CHO NGÓN CHÂN CỦA BẠN
Khi chạy xuống dốc, chân của bạn có thể sẽ bị trượt về phía trước. Do đó, hãy chừa một khoảng trống vừa đủ ở phần mũi giày. Ngoài ra, bạn còn phải tính đến việc chân của mình có thể sưng to trong các cuộc chạy dài hơn hoặc những ngày nắng nóng.
TÍNH TOÁN TỚI PHẦN LÓT GIÀY
Nếu bạn muốn sử dụng thêm lót giày chuyên dụng dành cho giày chạy trail của bạn, hãy nhớ rằng hầu hết các tấm lót sẽ chiếm thêm thể tích của giày.
Tham khảo thêm: Cẩm nang lựa chọn size giày chạy bộ phù hợp với bạn
Các thương hiệu giày chạy trail tốt nhất
SALOMON
Salomon đã đứng đầu trong lĩnh vực chạy trail trong nhiều năm, đến nỗi không thể không đưa họ vào trong danh sách này. Mặc dù Salomon chủ yếu nổi tiếng với những đôi giày chạy trail hàng đầu, nhưng thương hiệu này cũng sản xuất vest chạy, quần áo thể thao và nhiều trang thiết bị thể thao khác.
HOKA
Nếu đang tìm kiếm một thương hiệu giày nhanh nhẹn và linh hoạt top đầu trong ngành công nghiệp chạy trail, bạn sẽ khó có thể bỏ qua Hoka. Thương hiệu này chính là cái nôi khai sinh ra đôi giày chạy trail huyền thoại - Speedgoat (một sản phẩm tối ưu tốt nhất cho những người ưa thích leo núi với tốc độ cao). Hoka vẫn đã và đang tiếp tục mở rộng hoạt động trong những năm gần đây với các bộ sưu tập quần áo và áo khoác chạy bộ chất lượng cao, bao gồm chiếc mũ mà Jim Walmsley đã mặc trong ba lần vô địch liên tiếp tại cuộc đua Western States 100 vào năm 2021.
NNORMAL
Rất hiếm người chạy trail nào có khả năng đảm nhận vị trí GOAT (Greatest of All Time) trong lĩnh vực chạy trail như Kilian Jornet. Vì vậy, khi runner người Tây Ban Nha này tuyên bố anh đang hợp tác với công ty giày dép Camper để tạo ra NNormal (một dòng sản phẩm chạy trail mới, chú trọng tới các yếu tố bảo vệ môi trường), mọi ánh mắt đều đổ dồn tới thương hiệu này. Làm thế nào họ quảng bá một dòng giày chạy trail mới? Với Kilian Jornet, anh đã tham gia cuộc đua Hardrock Endurance Run 100 dặm, sau đó là cuộc đua Ultra Trail du Mont Blanc 100 dặm cực kỳ khắc nghiệt trên cùng một đôi giày và thiết lập các kỷ lục với chúng. Thật thú vị đúng không!
XERO
Sự hợp tác giữa Xero và Christopher McDougall đã củng cố vị trí đầu ngành giày chạy chân trần của họ. Tác giả của cuốn sách "Born to Run" (cuốn sách đã giúp khơi mào cuộc cách mạng chạy chân trần) đã đặt niềm tin vào Xero và kết hợp cùng thương hiệu này để tạo ra một dòng sản phẩm đặc biệt dành riêng cho "Born to Run". Từ dép sandal đến giày chạy trail, Xero luôn tập trung vào thiết kế tối giản để tạo ra cảm giác chạy tự nhiên nhất cho các runner.
BROOKS
Brooks bắt đầu tập trung vào sản xuất giày chạy từ những năm 1970, và khi bước sang thiên niên kỷ mới, thương hiệu này đã ngừng sản xuất các dòng sản phẩm khác để làm điều mà họ làm tốt nhất: Giày chạy bộ. Những đôi giày chạy trail của Brooks được phát triển từ các dòng giày chạy road chất lượng với lớp đệm êm ái. Nhìn chung, thương hiệu này sẽ là một sự lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm kiếm một đôi giày tập hàng ngày và chạy đua đường dài.
INOV-8
Có nguồn gốc từ Anh, Inov-8 đã tạo hàng loạt các đôi giày chạy trail nhẹ với tỷ lệ Drop thấp và ít đệm. Các sản phẩm giày chạy trail của họ sẽ thường tập trung vào độ bám và cảm giác với mặt đất nhằm đem tới khả năng phản hồi lực tối đa trong mỗi bước chạy, từ đó tạo ra hiệu suất chạy tốt nhất. Dòng giày Trailfly của Inov-8 (được phát triển từ Terra Ultra) có lẽ là một trong những đôi giày Ultra Marathon tốt nhất trên thị trường hiện nay. Và ngoài giày chạy trail, thương hiệu này cũng sản xuất các loại quần áo, vest và balo chạy trail.
ALTRA
Giày chạy trail của Altra được biết đến như những sản phẩm thoải mái nhất trên thị trường. Thật vậy, những đôi giày chạy trail của họ được thiết kế với trọng lượng nhẹ, tính hỗ trợ cao cùng với một phần hộp ngón chân đặc biệt để giúp bạn có thể chạy suốt cả ngày dài. Thấu hiểu rằng phần hộp ngón chân hẹp có thể gây khó chịu cho runner, Altra đã tạo ra những đôi giày có độ vừa vặn tuyệt vời nhất.
LA SPORTIVA
La Sportiva - một thương hiệu có tiếng trong ngành công nghiệp chạy trail với những đôi giày linh hoạt, có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Ý tươi đẹp. Từ những đôi giày Ultra Marathon như Jackal đến những đôi giày kỹ thuật như Bushido II, thương hiệu này luôn có một đôi giày phù hợp dành cho tất cả mọi runner. Ngoài ra, La Sportiva cũng sản xuất các loại quần áo chạy bộ chất lượng cao giống như giày của họ.
Cách vệ sinh giày chạy trail
TẠI SAO BẠN NÊN VỆ SINH GIÀY CHẠY TRAIL
Chúng tôi hiểu rằng việc vệ sinh giày chạy trail có thể sẽ hơi khó khăn và phiền phức, nhưng có một số lý do tại sao bạn nên giặt giày của mình (đặc biệt là sau những buổi chạy trên địa hình bùn lầy):
Kéo dài tuổi thọ của giày: Lớp bùn khô trên phần Upper có thể sẽ khiến giày của bạn trở nên cứng hơn, qua đó bị mòn nhanh hơn theo thời gian.
Làm giày trông đẹp hơn: Việc giữ cho đôi giày chạy trail của mình luôn trông đẹp và sạch sẽ khiến bạn không muốn thay giày quá nhanh chóng. Điều này vừa tốt cho môi trường, vừa tốt cho ví của bạn.
Giúp bạn có động lực chạy trong lần tiếp theo: Một đôi giày sạch sẽ chắc chắn sẽ kích thích đam mê chạy trail của bạn nhiều hơn so với một đôi giày bẩn. Ngoài ra, bùn khô từ lần chạy trước nếu không được làm sạch sẽ có khả năng bị rơi vãi ra sàn nhà và khiến bạn phải mất công vệ sinh thêm.
CÁCH VỆ SINH NHỮNG ĐÔI GIÀY CHẠY TRAIL BỊ BÁM BÙN
Đầu tiên, việc làm sạch những đôi giày mới bám bẩn sẽ dễ hơn để lâu, từ đó tiết kiệm thời gian của bạn trong tương lai. Thêm vào đó, hãy giặt giày chạy trail của mình bằng tay thay vì giặt máy để đem lại hiệu quả làm sạch và chất lượng giày tốt nhất.
Để giặt giày chạy trail, bạn nên tuân theo quy trình sau:
- Lấy phần đế lót ra khỏi giày
- Bạn có thể giặt phần đế lót riêng nếu cần thiết. Việc này cũng giúp cho giày dễ thoát nước và khô nhanh hơn.
- Tháo lỏng dây giày hoặc hoàn toàn
- Điều này cho phép bạn dễ dàng làm sạch bất kỳ lớp bụi bẩn nào bám trên phần dây giày, lỗ xỏ và lưỡi gà.
- Dùng bàn chải để loại bỏ các lớp bùn, bụi bẩn
- Bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải mềm để làm điều này. Mặc dù việc sử dụng bàn chải cứng có thể đem lại hiệu quả tốt hơn, nhưng nó sẽ làm hỏng giày của bạn một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng nếu muốn, miễn là có sự cho phép của chủ nhân!!
- Rửa giày chạy trail của bạn dưới nước lạnh trong khi vệ sinh
- Đừng sử dụng nước ấm hoặc nước nóng để giặt giày chạy trail của bạn vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng các lớp keo trong giày.
- Loại bỏ mọi chất thải từ bên trong giày
- Sau khi vệ sinh bùn đất, hãy lật ngược giày và đập để bụi bẩn có thể thoát ra ngoài thay vì mắc kẹt lại bên trong.
Chúng tôi khuyên bạn nên làm khô giày chạy trail của mình thật kỹ trước khi sử dụng lại. Và nếu bạn chạy thường xuyên, hãy mua thêm một đôi giày để sử dụng luân phiên (điều này có thể kéo dài tuổi thọ cho cả hai đôi và giúp cho một đôi có thời gian để khô)