Form của các vận động viên marathon Kenya khi chạy

Ngày: 12-11-2019
Form của các vận động viên marathon Kenya khi chạy

Mặc dù cơ thể con người được cấu tạo phù hợp với chạy bộ, nhưng không phải ai cũng biết chạy với tư thế đúng. Nếu ta đế ý thì có thể nhận ra 10 người chạy, sẽ có 10 tư thế chạy khác nhau. Hướng dẫn dưới dây để giúp bạn nhận biết là mình đã chạy đúng tư thế hay chưa.

form chạy bộ đúng chuẩn, không bị đau đầu gối

Điều này đã được chứng minh rõ hơn khi mà nhìn qua cấu trúc cơ thể con người. Cơ thể chúng ta được cấu thành từ rất nhiều đặc điểm phù hợp cho hoạt động chạy bộ. Đặc điểm hỗ trợ chạy của con người có thể kể đến như chân và bàn chân kết hợp với gân và dây chằng, hoạt động như lò xo, chân và cơ cấu chân cho phép sử dụng một cách hiệu quả bàn chân để đẩy, vai có thể cử động độc lập với đầu và cổ để tạo ra khả năng cân bằng tốt hơn, xương kết hợp với cơ bắp làm cho cơ thể con người mạnh mẽ hơn, ổn định hơn và có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Không có một chuẩn mực duy nhất nào về một tư thế chạy đúng. Tuy nhiên, đầu tiên bạn phải hiểu rõ cơ thể mình và chạy với một tư thế thoải mái và mang lại hiệu quả nhất cho bản thân. Bạn vẫn có thể điều chỉnh kỹ thuật chạy dù bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hay là một người bình thường mới đang bắt đầu tập chạy bộ. Chạy với tư thế thích hợp và chính xác, không những cải thiện được thành tích, mà đồng thời còn tối giảm nguy cơ chấn thương và áp lực lên cơ thể khi chạy.

Dưới đây sẽ là những điều cơ bản mà người chạy nên ghi nhớ:

+ Đầu:
Đôi khi bạn nên thử nhắm mắt lại và thả lỏng để cảm nhận được tốt nhất cơ thể của mình. Hướng cằm bạn về phía ngực, nhưng nhớ đảm bảo rằng bạn không cúi xuống quá thấp hay ngẩng cao đầu so với bình thường. Hơn nữa, bạn phải luôn đảm bảo rằng đầu, cổ và xương sống bạn tạo thành một đường thẳng, điều đó sẽ giúp giảm áp lực lên vùng cổ cũng như giữ nhịp thở ổn định hơn nhờ vào một vòm họng mở. Một vị trí đầu chính xác sẽ đem đến một tư thế thẳng hơn và hiệu quả hơn cho người chạy.

+ Vai:
Đôi khi chúng ta không nhận ra rằng mình đang chạy với một đôi vai căng cứng và đưa lên trên hướng về phía tai (đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu và đau cổ ở một số người). Mỗi lần như vậy, hãy hít thở thật sâu và nhịp nhàng, cố gắng thư giãn phần thân trên đồng thời cố gắng hạ dần vai xuống. Hãy luôn luôn đảm bảo rằng vai được thư giãn, phần hông song song với mặt đất. Lồng ngực cũng nên được mở rộng một cách vừa phải rộng bằng vai, không bị đưa ra phía trước hoặc phía sau quá nhiều so với cơ thể. Một tư thế sai của phần thân trên không những ngăn cản nhịp thở và còn tạo nên nhiều áp lực lên phần lưng dưới của bạn.

+ Cánh Tay:
Hãy để những cánh tay đung đưa qua lại cho những bữa tiệc tùng cùng bạn bè. Nhưng trong khi chạy, bạn hoàn toàn không nên để cánh tay của mình tự do đung đưa qua lại trước cơ thể, nó sẽ làm cạn kiệt và lãng phí năng lượng, tăng mệt mỏi lên các cơ, và quan trọng hơn nó cản trở bạn tiến về phía trước. Vì thế cho nên, để tăng cường tốc độ cũng như độ bền khi chạy, bạn hãy cố gắng đánh cánh tay ra trước và sau, đồng thời giữ khuỷa tay một góc 90 độ và sát với cơ thể.

+ Bàn tay:
Hãy nhớ thả lỏng bàn tay, và hãy tưởng tượng bạn đang nắm nhẹ một quả trứng trong lòng bàn tay mình. Khi nhắm chặt bàn tay, bạn đã vô tình tạo ra sự căng cứng cho vùng vai và cánh tay, cũng như tạo ra những áp lực không hề nhỏ lên các cơ. Hãy giữ một trạng thái thư giãn cho phần thân trên khi chạy bằng đôi tay nắm hờ.

+ Cơ bụng:
Nhiều người chạy than phiền rằng họ rất hay bị đau phần lưng dưới, đó là vì họ đã bỏ quên phần cơ bụng vủa mình khi chạy. Khi cơ bụng không được giữ chặt lúc chạy, nó sẽ tạo ra áp lực cho phần lưng dưới. Vì thế cho nên hãy luôn nhớ hóp bụng khi chạy và cố giắng giữ xương chậu và phần cột sống dưới ở một trạng thái ổn định. Cơ bụng thắt lại cũng sẽ giúp nâng ngực lên, giữ vai và hông luôn song song trong suốt quá trình chạy.

+ Bàn chân/ Mắt cá chân:
Để chạy tốt, mỗi bước chân phải được bật lên khỏi mặt đất bằng lực mạnh nhất có thể. Và cũng với mỗi bước chạy, bàn chân bạn cũng phải được tiếp đất một cách nhẹ nhàng – tiếp đất bằng phần giữa gót chân và lòng bàn chân, rồi dần dần đến phần mũi chân. Giữ cổ chân chuyển động nhịp nhàng theo bàn chân để tạo được nhiều lực giúp chân bật lên trở lại. Khi chuyển động bàn chân về hướng mũi chân, hãy cố gắng bật lên khỏi mặt đất. Bạn sẽ cảm thấy cơ bắp chân đẩy cơ thể về phía trước một cách rất tự nhiên. Và hãy luôn nhớ rằng đừng bao giờ dậm mạnh bàn chân mình xuống mặt đất. Chạy đúng cách là chạy một cách bay bổng và nhẹ nhàng.

Chạy đúng tư thế sẽ giúp việc tập luyện trở nên thoải mái hơn và tối thiểu các chấn thương không đáng có xảy ra. Hãy tập luyện để có một tư thế chạy đúng trước khi bắt đầu chạy những chặng đường xa hơn.

Xem thêm: Những mẫu giày chạy bộ ít bị đau chân nhất

By VIVILE RUNNER (RCVN)

Ngày: 12-11-2019