10 lỗi chạy bộ phổ biến nhất mà các runner thường gặp

Ngày: 25-12-2020
10 lỗi chạy bộ phổ biến nhất mà các runner thường gặp

1. Phớt lờ những cơn đau sau khi chạy bộ:

Đây là một trong những lỗi có thể nói là phổ biến nhất với các runner. Bạn thường phớt lờ đi những cơn đau nhức nhỏ sau chạy bộ ở các bị trí như đầu gối, IT Band hoặc bắp chân của mình. Ban đầu, những cơn đau có thể sẽ biến mất nhưng về sau nó sẽ sớm ảnh hưởng tới quá trình chạy của bạn. Từng bước chạy của bạn sẽ dần trở nên tập tễnh và sau đó tạo ra một chuỗi các vấn đề khác và kết quả là những cơn đau sẽ càng ngày càng trở nên nặng hơn và bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để bình phục so với ban đầu. Vì vậy, khi bạn bị đau ở một vị trí nào đó khi chạy bộ, phương án tốt nhất để xử lí chính là bắt tay vào xử lí chúng. Bạn có thể tập một số bài tập hồi phục, tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho bộ phận đó. Cách làm này sẽ giúp bộ phận bị đau trở nên khỏe hơn và nhanh chóng hồi phục để từ đó bạn có thể sớm có thể lấy lại phong độ của mình.

2. Bỏ qua những thói quen tốt:

Chắc bạn cũng đã từng mắc lỗi như bỏ qua việc khởi động trước khi chạy hoặc ngay sau một buổi chạy mệt mỏi, bạn ngay lập tức ngồi xuống. Đây đều là những thói quen không hề tốt chút nào. Việc khởi động sẽ giúp bạn kích hoạt các khối cơ bắp để chúng bắt đầu bắt nhịp vào bài tập của bạn từ đó giúp bạn có một buổi chạy xung sức hơn và tránh căng cơ. Thêm vào đó, sau một buổi chạy dài, bạn nên dành một vài phút để đi qua đi lại cho tới khi tim của bạn đập ổn định trở lại hoặc bạn có thể tập một số các bài tập nhẹ giúp hồi phục cơ bắp sau khi chạy. Việc đột ngột ngồi xuống sẽ khiến việc luân chuyển oxy tới các cơ của bạn bị cản lại và vô hình chung sẽ tạo sức ép lên tim.
Ngoài ra, bạn cũng nên tập các bài tập tăng cường cơ bắp 1-2 lần một tuần giúp cho cơ thể của bạn trở nên khỏe và bền bỉ hơn để xử lí những bài tập khó hơn về sau.

3. Chạy với cùng một tốc độ xuyên suốt quá trình chạy bộ:

Rất nhiều runner mới bắt đầu chạy hoặc chạy được một thời gian ngắn sẽ chạy cùng một tốc độ từ đầu cho tới cuối buổi chạy của mình. Việc chạy như thế sẽ
Khiến bạn nhanh trở nên mệt mỏi và nhàm chán chưa kể tới việc các cơ của bạn sẽ trở nên đau nhức và không thể chạy tiếp được nữa.
Thay vì duy trì liên tục một tốc độ, bạn hãy thử chạy thật nhanh sau đó chạy chậm lại rồi lại chạy nhanh và thực hiện lặp đi lặp lại. Việc giảm tốc độ sẽ giúp các cơ bắp được giảm bớt áp lực và sẵn sàng cho lần tăng tốc kế tiếp đồng thời nó cũng giúp bạn điều hòa hơi thở tốt hơn nữa. Ngoài ra, việc chạy biến thiên tốc độ liên tục cũng giúp cho các cơ bắp trở nên dẻo dai hơn sau mỗi lần chạy và bạn sẽ trở nên khỏe hơn rất nhiều.

4. Chạy không đúng form:

Một số lỗi về form chạy phổ biến có thể kể tới như vai trùng, hông đặt ở vị trí quá thấp và bị hơi khép lại và dáng đi cồng kềnh, bước chân lộn xộn. Tất cả những điều trên sẽ không để giúp bạn chạy lâu dài được. Việc chạy sai tư thế có thể dẫn tới một số cơn đau và khiến bạn mất nhiều sức hơn bình thường.
Để giải quyết lỗi này thực ra rất đơn giản, bạn chỉ cần chỉnh đúng tư thế trước khi chạy bằng cách vừa chạy tại chỗ vừa chỉnh sao cho bạn cảm thấy ổn nhất sau đó bắt đầu di chuyển về phía trước. Đôi khi trong lúc chạy sau khi chỉnh, form của bạn sẽ bị lệch đi một chút, hãy cố gắng chạy chậm lại để chỉnh hoặc bạn hãy dừng lại một chút, vặn vẹo người và bắt đầu lại từ bước đầu tiên.

5. Theo sát lịch trình tập luyện quá chặt chẽ:

Có lẽ bất cứ ai cũng có những lịch trình tập luyện dày đặc của riêng mình để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ bắp. Tuy nhiên, nếu như bạn quá tập trung vào lịch trình và bám sát nó một cách sát sao, bạn sẽ có khả năng bỏ quên những tín hiệu tới từ cơ thể mình như căng cơ, bị thương do vấp ngã, mệt mỏi do hôm trước tập luyện quá nhiều và nhanh mệt hơn bình thường. Đó chính là những dấu hiệu chỉ ra rằng bạn không nên tập luyện vào ngày hôm đó.

Nếu như bạn cố tình bỏ qua những dấu hiệu trên và tiếp tục bám sát kế hoạch tập luyện của mình thì kết quả là bạn sẽ bị chấn thương và sẽ cần rất nhiều thời gian để hồi phục chứ không còn là một ngày nữa.

6. Quá quan trọng quãng đường đi được:

Những runner mới bắt đầu chạy thường rất hay so sánh quãng đường mình chạy được với những người khác. Đây chính là một con dao hai lưỡi bởi nếu bạn chạy được nhiều hơn người khác, bạn sẽ rất vui và phấn khởi còn ngược lại thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng chán nản và thất vọng về bản thân. Điều này sẽ vô hình chung làm đánh mất đi sự thích thú khi chạy bộ của bạn.

Để giải quyết vấn đề nãy, đơn giản hãy quăng hết tất cả các mối lo sang một bên, hãy quên strava hay chiếc đồng hồ chạy bộ của bạn đi. Đừng quên là bạn chạy bộ là để vui, rèn luyện sức khỏe chứ không phải là để so đo với những người khác. Hãy cứ chạy, hít thở không khí trong lành và thỉnh thoảng kiểm tra đồng hồ xem thành tích của bạn tới đâu thôi nhé!

7. Sử dụng những đôi giày chạy bộ có quá nhiều tính năng hỗ trợ:

Hãy nhớ rằng bạn chạy bộ là để luyện tập cho đôi chân của mình nói riêng và cơ thể nói chung trở nên mạnh khỏe hơn. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng một đôi giày có quá nhiều tính năng hỗ trợ? Một đôi giày càng có nhiều tính năng hỗ trợ thì số công việc mà chân của bạn phải xử lí sẽ càng ít và dẫn tới là chân bạn sẽ phát triển rất chậm, dễ chấn thương hơn và đặc biệt là khi sử dụng một đôi giày không có nhiều tính năng hỗ trợ như vậy nữa sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và lười biếng.

Hãy thử sử dụng một đôi giày tối giản hơn, đế thấp để bạn có thể cảm nhận được mặt đất rõ hơn, ít tính năng hỗ trợ hơn. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy chân của mình hoạt động nhiều hơn và khỏe hơn rất nhiều so với dùng một đôi giày với nhiều tính năng hỗ trợ.

8. Sử dụng không đúng giày hoặc sử dụng một đôi giày quá cũ:

Với một loại giày chạy bộ, bạn sẽ chỉ có thể sử dụng nó trong một số trường hợp nhất định ví dụ như những đôi giày to thường sẽ thích hợp cho những cuộc chạy bền hoặc chạy hồi phục, nếu bạn muốn một thứ gì đó tốc độ, bạn sẽ cần một đôi giày nhẹ với cảm giác mặt đất tốt. Việc chọn sai loại giày sẽ khiến bạn gặp một số khó khăn trong việc chạy bộ bởi bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ tốt nhất tới từ loại giày chuyên dụng.

Một vấn đề nữa chính là một số runner không muốn thay giày mới dù đôi giày của họ đã quá cũ thậm chí còn bị hỏng hoặc thủng lỗ. Bạn cần biết rằng hiệu năng

của đôi giày bạn đang sử dụng sẽ giảm dần theo thời gian nên bạn sẽ muốn thay một đôi mới nếu cần sự hỗ trợ tốt nhất và thoải mái nhất mà một đôi giày chạy bộ có thể đem lại.

9. Uống không đủ nước:

Việc bạn uống một tách café, một ly trà hay một cốc nước trước khi chạy bộ sẽ không thể nào cung cấp cho bạn lượng nước cần thiết cho một ngày. Vì vậy, bạn cần mang theo một chai nước cầm tay, một bộ vest chạy bộ có thể đựng nước hoặc một hệ thống đeo trên người có thể giúp bạn uống nước ở trên đường đi.

Khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi chạy bộ sẽ giúp bạn luôn luôn tràn đầy năng lượng và hồi phục nhanh hơn nữa. Vì vậy, hãy để ý tới vấn đề này nhé!

10. Ngồi quá nhiều:

Khi bạn ngồi quá nhiều, hông của bạn sẽ có xu hướng căng lên hoặc đơn giản là khi ngồi, con người sẽ có xu hướng con người về phía trước. Vai của bạn sẽ gập về phía trước, lưng của bạn cũng sẽ hơi gù và khi hình thành thói quen, đó sẽ chính là tư thế bạn chạy khi mệt mỏi bởi cơ thể đã được dạy rằng khi ngồi nghỉ ngơi thì tư thế mặc định sẽ là như vậy.

Để khắc phục điều này, bạn đơn giản chỉ cần thay đổi tư thế ngồi, hãy thẳng lưng lên, đưa vai về đúng vị trí của nó và sớm thôi, tư thế chạy của bạn cũng sẽ thay đổi theo những gì bạn đã rèn cho cơ thể của mình

Xem thêm các sản phẩm hỗ trợ chấn thương tại đây

Lehoang

Ngày: 25-12-2020