Hướng dẫn dán băng dán cơ Kinesiology cho người chạy bộ

Ngày: 23-06-2024
Hướng dẫn dán băng dán cơ Kinesiology cho người chạy bộ

Chạy bộ là một môn thể thao tuyệt vời, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro chấn thương. Băng dán cơ (Băng Kinesiology) đã trở thành một công cụ phổ biến giúp người chạy bộ giảm đau, hỗ trợ cơ bắp và cải thiện hiệu suất. 

Để băng dán cơ đạt hiệu quả tối đa thì kỹ thuật dán là điều quan trọng nhất tuy nhiên không phải người chơi thể thao cũng có kĩ năng này. Thấu hiểu điều đó, IMSports Team kết hợp với Trung Tâm ACC đã tổ chức 1 buổi workshop cùng chuyên gia, bác sĩ đào tạo về băng dán cơ cho Runner. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách dán băng dán cơ đúng cách cho các vùng cơ thường gặp chấn thương khi chạy bộ.

Băng dán cơ là gì?

Băng dán cơ (còn được gọi là băng kinesiology hoặc KT tape) là một loại băng đàn hồi mỏng, nhẹ, thường được làm từ cotton và keo acrylic y tế. Băng dán cơ có nhiều màu sắc khác nhau và có thể được tìm thấy dưới dạng cuộn hoặc miếng dán đã cắt sẵn.

Trong buổi workshop "Hướng dẫn dán băng dán cơ Kinesiology cho người chạy bộ", IMSports và ACC đã sử dụng băng dán cơ thể thao Rocktape, một trong những loại băng tape tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Các bước dán băng dán cơ

1. Xác định vị trí cần dán

20240627_tZdARn1c.png

2. Đo chiều tài của tape và cắt theo độ dài tương ứng 

20240627_dst4ZeBK.png

3. Kiểm tra tình trạng nhóm cơ, khớp cần hỗ trợ (bình thường hay viêm sưng gây đau nhức). Nếu bình thường lực căng của tape vừa phải. Nếu sưng viêm duy trì lực căng lớn hơn ở phần giữa tape.

4. Xé từ giữa tape và dán hai đầu khoảng 5cm.

Cách dán Băng Kinesiology cho từng vi trị trên cơ thể

Vị trí đầu gối

Kỹ thuật dán:

- Người được dán tape Gối, ngồi lên ghế, thả lỏng gối, cẳng chân vuông góc với mặt sàn

- Dùng 2 miếng tape dài 20-30cm tuỳ chiều cao cho 2 bên xương bánh chè

20240627_cDjoWfmT.png
20240627_Syia9Ti4.png

- 1 miếng tape tầm 10 cm sát dưới xương bánh chè để hỗ trợ sụn chêm. 

20240627_vbaV57Wk.png

- 2 đầu tape dán trực tiếp lên da thay vì dán lên tape
 

20240627_qvg5f7fi.jpg

 

Vị trí Gót chân (gân Achiles)  

Kỹ thuật dán:

- Người cần dán nằm sấp lên mặt phẳng

- Thả lỏng cổ chân 

20240627_tdcLDF1l.png

- Vệ sinh vị trí dán bằng cồn sát khuẩn

- Ước lượng chiều dài tape và cắt bo tròn các góc của từng miếng tape 

20240627_40tsK4CI.png

- Với Gân Achiles, chúng ta cần 1 miếng tape tầm 20-25cm dọc gân Achiles và 1 miếng tape 10 cm dán vuông góc phần cổ chân 

- Bắt đầu dán từ phần lòng bàn chân ngược lên 

20240627_MHzMxFio.png

- Kéo căng Tape tại phần gót , tạo độ co giãn, giúp tape dính vào toàn bộ phần gót lâu hơn 

20240627_b9Nob5IU.png

 

20240627_ezIipBZM.png

- Xác định điểm căng/ đau trên gân Achiles, dán phần tape 10cm vuông góc để hỗ trợ cho phần đau

20240627_wawGrUBx.png
20240627_dnDfFHI6.jpg

Vị trí Dải Chậu Chày (IT-Band) 

Kỹ thuật dán:

- Nằm nghiêng 90 độ, vị trí ITBand cần dán nằm ở trên và thả lỏng, duỗi tương đối, chân còn lại hơi co gối 

20240627_koRYW7Ah.png

- Dùng 1 tape dài 30cm dọc IT-Band và Kéo căng ngay phần ngang đầu gối 

- Củng cố bằng 1 miếng tape 10cm vuông góc 

20240627_GAgQeh9C.jpg

 

Vị trí Lưng dưới

Kỹ thuật dán:

- Đo chiều dài tương ứng ( Chiều cao khác nhau, độ dài tape khác nhau) 

- 2 Tape dài gọc lưng dưới: 20- 30cm 

- 1 tape cắt ngang vuông góc 15cm

*Lưu ys: 

Người được dán thẳng lưng và đổ người về phía trước 20 độ, nên có điểm tựa

Không căng tape (Dọc) đối với phần Lưng dưới 

Phần tape vuông góc (15cm), kéo căng phần giữa vừa phải

20240627_ulIdLFB4.png
20240627_JzVWCBYU.jpg

 

Các vị trí khác

- Tham khảo các hình bền dưới với nguyên lý dán tương tự:

20240627_YGDp22Hy.jpg

+ Cùi Trỏ (Elbow):

20240627_hDsX0XOU.png

+ Mắt Cá chân (Ankle)

20240627_1m9F0dIj.png

+ Cổ (neck):

20240627_OjirkmFg.png

+ Vai (Shoulder):

20240627_Rkg7u84V.png

+ Cách dán khi bị Sưng tấy - Phù (Swelling - Edema):

20240627_ITzV4jw5.png

+ Cơ Đùi (Thigh):

20240627_CRlFALTm.png

+ Ngón Chân

20240627_6Bs2KUap.png

+ Cổ Tay (Wrist):

20240627_HyDVvuLT.png

+ Ống Đồng (Shin) 

20240627_Wz7i7vku.png

+ Phần Lưng trên (back- Upper):

20240627_h7oFcPwZ.png

Một số lưu ý khi dán tape 

- Cạo hoặc wax lông trước khi dán (Tại vị trí cần dán Tape) 

- Vệ sinh lại với Cồn và để khô 

- Chuẩn bị tape đủ cho bộ phận cần dán 

- Cắt và bo tròn các góc của miếng tape để làm tăng thời gian bám trên da và tránh bị bong tróc 

- Dùng mặt nhám của miếng tape để chà sát lên phần tape sau khi dán => Sinh nhiệt và dính tape vào da lâu hơn.

Không kéo căng tape quá mức sẽ làm giảm tác dụng tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ của Tape. 

Ai không nên sử dụng băng dán cơ Kinesiology taping?

Không sử dụng băng dán cơ trong các trường hợp có vết thương hở, tổn thương da, dị ứng chất kết dính đặc biệt không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong một số trường hợp, phản ứng da nhẹ vừa có thể xảy ra. Chúng bao gồm mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, sưng tấy. Ngay lập tức tháo băng nếu xảy ra bất kỳ phản ứng nào trên da và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chăm sóc nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không cải thiện trong vòng hai ngày.

Chúc các anh chị Runner và quý khách hàng tập luyện an toàn và ngày càng tiến bộ. 

Ngày: 23-06-2024