Giày chạy bộ Nike Air Zoom Pegasus 40 là một đôi giày chạy bộ hàng ngày, đem lại một trải nghiệm ổn định với chất liệu bền bỉ. Mặc dù đôi giày này không sở hữu phần đế giữa đàn hồi và có khả năng hoàn trả năng lượng cao, nhưng bù lại, bạn sẽ cảm thấy cực kì vừa vặn và thoải mái trong từng bước chạy. Lý do là bởi phần Upper của phiên bản này đã được thiết kế lại, khiến cho đôi giày trở nên thoải mái hơn, tuy nhiên trọng lượng cũng tăng theo, tạo cảm giác nặng chân hơn. Nhìn chung, Pegasus 40 sẽ là một sự lựa chọn thích hợp cho những buổi chạy nhẹ với cự ly từ ngắn tới trung bình. Và nếu so sánh với phiên bản trước, đôi giày này không có sự thay đổi đáng kể nào.

Điểm mạnh
- Phần Upper được thiết kế thoải mái
- Phần đế ngoài có độ bền cao
- Khả năng khóa gót tốt
- Đem lại cảm giác ổn định trong mỗi bước chạy
Điểm yếu
- Khả năng hoàn trả năng lượng thấp
- Trọng lượng nặng hơn phiên bản trước
- Đế ngoài có độ bám không cao
Những ai nên mua Nike Air Zoom Pegasus 40
Nếu bạn đang tìm kiếm một đôi giày chạy bộ có mức giá hợp lý và bền bỉ, Pegasus 40 sẽ là một phương án tốt. Đôi giày này sở hữu phần Upper được thiết kế rất thoải mái và mang lại trải nghiệm ổn định khi chạy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Pegasus 40 trong sinh hoạt hàng ngày hoặc để tập luyện tại phòng gym.
Những ai nên không nên mua Nike Air Zoom Pegasus 40
Nếu bạn muốn một đôi giày chạy bộ hàng ngày với phần đế giữa đàn hồi và có khả năng hoàn trả năng lượng cao, Pegasus 40 có thể sẽ khiến bạn thất vọng bởi, đôi giày này được thiết kế để mang lại cảm giác chạy ổn định và đậm chất truyền thống.

Ấn tượng đầu tiên
Buổi chạy đầu tiên của tôi với Pegasus 40 là một cung đường nhẹ nhàng dài 10 km, tuy nhiên cảm giác mà đôi giày chạy bộ này đem lại không đủ làm cho tôi cảm thấy thích thú. Khi chạy, phần đế giày có cảm giác rất chắc chắn và tạo ra âm thanh lớn mỗi khi bàn chân của tôi tiếp đất. Và nếu như bạn đã từng trên chân phiên bản trước đó thì sẽ rất khó để nhận ra sự khác biệt trong quá trình tập luyện.
Điểm khác duy nhất mà tôi nhận thấy có lẽ nằm ở phần Upper được thiết kế lại dày dặn, êm ái và rộng hơn. Nhưng để so sánh với các đôi giày tập luyện hàng ngày khác mà tôi đã sử dụng gần đây như Asics Cumulus 25, On Cloudsurfer và New Balance Propel v4, cảm giác chạy mà Pegasus 40 mang tới có vẻ hơi “lỗi thời”.

Đế giữa và đế ngoài
Nếu đã từng chạy với một đôi Pegasus trước đây, bạn sẽ biết rằng dòng giày này không được thiết kế để trở nên nổi bật hoặc mang tính đột phá, mà ngược lại, một “người đồng hành” đáng tin cậy và có tính nhất quán cao. Do đó, sẽ không quá khó hiểu khi cảm giác chạy trên Pegasus 40 là gần như giống hệt với phiên bản trước đó. Hai phiên bản giày chạy bộ tới từ Nike này đều có cùng chất liệu ở đế giữa và đế ngoài, thứ duy nhất được thay đổi có lẽ là phần Upper. Nếu bạn có dự định mua Pegasus 40, thứ mà bạn nhận được sẽ là một cảm giác chạy khá chắc chắn trên chân, thậm chí có phần cứng hơn so với các đối thủ khác như Cumulus 25, Ride 16, Novablast 3 và Clifton 9.

Về phần mình, tôi thích những đôi giày tập luyện sở hữu lớp đệm mềm hơn. Mặc dù sau khi chạy 38km với đôi giày chạy bộ này, cảm giác mà Pegasus 40 đem lại không khiến tôi cảm thấy thích thú, nhưng cũng không hề tệ. mềm và có đệm tốt hơn, nhưng tôi đã chạy một cự ly 38 km trong đôi Pegasus 40. Thật vậy, tôi đã không cảm thấy khó chịu hay bị thiếu đệm một chút nào. Và nếu bạn là một người thích những đôi giày đế cứng, bạn sẽ hoàn toàn có thể chạy Marathon với đôi giày chạy bộ này. Ở đế giữa, Nike đã trang bị cho đôi giày này một túi khi Zoom ở phần mũi và gót chân. Các túi khí này có nhiệm vụ khiến cho phần đế giày trở nên chắc chắn và ổn định. Tuy nhiên đi kèm với đó, phần bọt React cũng phải có cùng mật độ với phần túi khí này, nếu không cảm giác chạy sẽ rất gồ ghề và khó chịu. Dù Zoom Air là công nghệ đặc trưng của Pegasus, nhưng tôi cảm thấy phiên bản thứ 40 này nên là đôi giày cuối cùng sử dụng công nghệ này. Bởi nếu Nike thay thế ZoomX vào, có lẽ cảm giác mà Pegasus 40 đem đến đã trở nên mềm mại, trơn tru và “tràn đầy sức sống” hơn nhiều. Một ví dụ điển hình cho điều này chính là Pegasus Turbo Next Nature và Zoom Fly 5 - hai đôi giày tập luyện của Nike đã sử dụng ZoomX trong đế giữa mà không phải Zoom Air.
Ngoài ra, Pegasus 40 không được thiết kế với bất kỳ công nghệ hiện đại nào như bọt với khả năng hoàn trả năng lượng hay form cong nhằm tiết kiệm sức lực hơn cho mỗi bước chạy. Vì vậy, đôi giày chạy bộ này sẽ mang tới cảm giác chạy kiểu cổ điển hơn, giống với các phiên bản Pegasus trước đây. Tôi sẽ chỉ sử dụng Pegasus 40 cho các buổi chạy nhẹ vì tôi thấy rất khó để tăng tốc trong khi sử dụng đôi giày này. Phần mũi giày được thiết kế linh hoạt, kết hợp với lớp bọt React và Zoom Air nhưng lại không có khả năng hoàn trả năng lượng tốt. Thêm vào đó, phần đế giữa trên Pegasus 40 cũng không dày dặn như Novablast, tạo cảm giác ổn định nhưng không quá mới mẻ và ấn tượng.

Quanh đi quẩn lại, đế ngoài vẫn sẽ là điểm mạnh chính của Pegasus. Trong khi phần mũi chân được phủ một lớp chất liệu Duralon dày thì một lớp BRS 1000 cứng hơn lại được đặt ở phần gót chân. Sự kết hợp này giúp gia tăng đáng kể về độ bền cho đế trên Pegasus 40. Các vấu được thiết kế theo hình lục giác cũng đem tới độ bám tuyệt vời trên các loại hình bề mặt khác nhau từ khô cho tới ẩm ướt, nhưng âm thanh phát ra lúc tiếp đất sẽ hơi ồn ào.
Phần Upper
Có hai đặc điểm khác biệt chính giữa phần Upper của Pegasus 40 và Pegasus 39. Đầu tiên, lớp lưới của phiên bản 40 mềm và co giãn tốt hơn, giúp cho bàn chân của bạn có cảm giác thoải mái, ôm vừa vặn hơn nhiều khi chạy.

Sự khác biệt thứ hai nằm ở hệ thống dây buộc Flywire ở phần giữa chân đã được thay thế bằng các lớp vải đặc biệt giúp tăng khả năng cố định phần giữa bàn chân. Không thể phủ nhận rằng, các lớp vải này đã giúp khóa chặt bàn chân của tôi trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, chúng cũng làm gia tăng đáng kể trọng lượng của Pegasus 40. Ở phần gót chân, bạn sẽ thấy có một lớp đệm cứng giống như phiên bản trước nhằm khóa chặt gót chân của bạn xuyên suốt quá trình tập luyện, nhưng hiệu quả mà chất liệu này đem lại có vẻ không tốt như trước. Lý do có lẽ là bởi phần Upper mới đã mềm mại và co giãn hơn trước. Thêm vào đó, Pegasus 40 bây giờ cũng đã được bổ sung một chi tiết phản quang nhỏ phía sau gót chân, một điểm cập nhật rất đáng khen ngợi.
Kết luận
Có thể nói, Pegasus 40 không phải là một đôi giày chạy bộ mang tính “thay đổi cuộc chơi” mà chúng ta kỳ vọng. Và nếu Nike vẫn tiếp tục không thay đổi, dòng giày Pegasus có lẽ sẽ dần bị lãng quên. Khác với Pegasus 40, phiên bản trước đó là 39 đã tạo được cảm giác thú vị bởi phần đế giữa, đế ngoài và Upper đều đã được làm mới hoàn toàn. Nhưng khi phiên bản tiếp theo được ra mắt, thứ được sửa đổi duy nhất lại chỉ là phần Upper, điều này khiến cho cảm giác chạy mà đôi giày này đem lại có phần “lỗi thời” và không thể sánh ngang với các đôi giày tập hàng ngày khác về độ đệm, khả năng hoàn trả năng lượng hoặc tính linh hoạt. Song, Pegasus 40 vẫn là một đôi giày chạy bộ tốt với mức giá hợp lý và là một lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn đã quen với cảm giác chạy trên dòng Pegasus hoặc bạn muốn tìm kiếm một đôi giày thoải mái để tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Mọi thứ về đôi giày này vẫn rất tốt, chỉ là không đủ đặc biệt để thu hút mà thôi!
Và nếu được đảm nhận việc phát triển phiên bản tiếp theo của Pegasus, tôi sẽ tăng chiều cao của đế giữa, chuyển sang sử dụng một loại bọt mềm hơn đồng thời loại bỏ phần túi khí nhằm tạo ra một trải nghiệm mới mẻ, mượt mà và êm ái hơn. Trong trường hợp bạn đã có một đôi Pegasus 39 trong tủ giày, việc “lên đời” có lẽ sẽ không cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Top những đôi giày chạy bộ Nike tốt nhất hiện nay
- Top những đôi giày chạy trail Nike tốt nhất dành cho runner
- MH Imsports -