Top các sản phẩm đai đo nhịp tim tốt nhất cho runner 2024

Ngày: 08-09-2024
Top các sản phẩm đai đo nhịp tim tốt nhất cho runner 2024

Đai đo nhịp tim (HRMs) có thể rất hữu ích nếu bạn biết cách tận dụng thông tin mà chúng cung cấp. Mặc dù hầu hết các thiết bị theo dõi sức khỏe và đồng hồ thể thao đều có thể đo nhịp tim, song việc sở hữu một chiếc đai đo nhịp tim độc lập mà bạn có thể kết hợp với các thiết bị tập luyện khác như điện thoại và ứng dụng thể dục cũng rất hữu ích. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, chúng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng rất nhiều mẫu đai đo nhịp tim từ năm 2012 và đánh giá chúng dựa trên độ chính xác, các tính năng đi kèm và giá cả để đưa vào danh sách ngày hôm nay. Sản phẩm tốt nhất mà chúng tôi chọn là Polar H9, vì nó vừa đủ các tính năng cần thiết, giá cả hợp lý và đeo rất thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm một sản phẩm rẻ hơn hoặc có nhiều tính năng hơn nữa, danh sách các đai đo nhịp tim tốt nhất của chúng tôi sẽ giúp bạn.

Đai đo nhịp tim Polar H10

Top các sản phẩm đai đo nhịp tim tốt nhất cho runner 2024

1. Đai đo nhịp tim Polar H9 Heart Rate Sensor

Điểm mạnh

  • Giá cả phải chăng
  • Thông số chính xác
  • Có hỗ trợ ANT+, Bluetooth và truyền dẫn 5kHZ (Gymlink)
  • Dễ sử dụng
  • Thời lượng pin lớn
  • Cảm giác đeo thoải mái
  • Chống được nước

Điểm yếu

  • Thiếu một số tính năng cao cấp

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

ANT+

Có hỗ trợ

Bluetooth

Có hỗ trợ

Pin sạc

Không có

Tại sao chúng tôi lại chọn sản phẩm đai đo nhịp tim này?

Đai đo nhịp tim Polar H9

Polar H9 có giá thấp hơn các sản phẩm có nhiều tính năng hơn khác, nhưng nó vẫn bao gồm tất cả các tính năng cơ bản mà bạn mong muốn. Thiết bị này sở hữu cảm giác đeo thoải mái, tính chống nước và có thể giặt được, đồng thời bạn cũng có thể kết nối nó với điện thoại, đồng hồ chạy hoặc bất kỳ thiết bị tập thể dục nào khác nhờ vào hỗ trợ ANT+, Bluetooth và truyền dẫn 5kHz (Gymlink). Các ứng dụng đồng hành của Polar cung cấp các tùy chọn huấn luyện theo nhịp tim cũng như một bài kiểm tra VO2 Max đơn giản để bạn có thể theo dõi thể lực của mình theo thời gian. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng H9 không hề có bộ nhớ tích hợp, vì vậy nó không thể tự lưu trữ dữ liệu từ các phiên tập luyện trước của bạn để tải lên sau này. Hơn nữa, nó chỉ hỗ trợ một kết nối Bluetooth duy nhất.

Đối tượng hướng tới

Đai đo nhịp tim Polar H9

Nếu bạn chỉ muốn theo dõi nhịp tim của mình trong khi tập luyện và tập luyện bằng dữ liệu đó, hãy bắt đầu với Polar H9.

2. Đai đo nhịp tim Polar H10 Heart Rate Sensor

Điểm mạnh

  • Thông tin hiển thị chính xác
  • Cảm giác đeo thoải mái
  • Thời lượng pin cao
  • Chống được nước
  • Không yêu cầu phải có điện thoại ở gần

Điểm yếu

  • App có tính phí với một số tính năng cơ bản
  • Kết nối với Gymlink hơi lag

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

ANT+

Có hỗ trợ

Bluetooth

Có hỗ trợ

Pin sạc

Không có

Tại sao chúng tôi lại chọn sản phẩm đai đo nhịp tim này?

Đai đo nhịp tim Polar H10

Polar H10 tỏ ra vượt trội hơn Polar H9 với bộ nhớ tích hợp để lưu trữ một phiên tập trước khi đồng bộ hóa. Hơn nữa, nó cũng hỗ trợ hai kết nối Bluetooth đồng thời, trong khi H9 bị giới hạn chỉ một kết nối. Ngoài những yếu tố kể trên ra thì các thông số nhịp tim đo được gần như giống hệt nhau. Chúng cũng nặng như nhau, sử dụng cùng một loại pin cúc áo, chống nước, phù hợp để bơi, sử dụng ECG (xung điện) để đo nhịp tim (thay vì quang học) và cung cấp kết quả cực kỳ chính xác.

Đối tượng hướng tới

Đai đo nhịp tim Polar H10

Nếu bạn nghiêm túc về việc kết hợp tập luyện theo vùng nhịp tim vào thói quen hàng ngày của mình, thì thật khó để tìm được một sản phẩm nào có thể đánh bại độ chính xác của Polar H10. Bạn cũng nên chọn mẫu này thay vì H9 nếu hay tập luyện mà không có điện thoại bên cạnh hoặc muốn truyền nhịp tim của mình đến nhiều thiết bị cùng một lúc. Và trong trường hợp bạn không thích kiểu pin cúc áo của H10, trên thị trường hiện nay sẽ có một số lựa chọn thay thế với pin sạc như Polar OH1, Scosche Rhythm24 và Wahoo Tickr Fit.

3. Đai đo nhịp tim Garmin HRM-Dual

Điểm mạnh

  • Thông số hiển thị chính xác
  • Tuổi thọ pin cao
  • Có hỗ trợ ANT+ và Bluetooth
  • Cảm giác đeo thoải mái
  • Có thể giặt được

Điểm yếu

  • Không kết nối trực tiếp được tới ứng dụng Garmin Connect
  • Không có tính năng gì quá nổi bật

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

ANT+

Có hỗ trợ

Bluetooth

Có hỗ trợ

Pin sạc

Không có

Tại sao chúng tôi lại chọn sản phẩm đai đo nhịp tim này?

Đai đo nhịp tim Garmin HRM-Dual

Garmin HRM-Dual có khả năng hiển thị thông số chính xác, cảm giác đeo thoải mái, cung cấp cả kết nối ANT+ và Bluetooth. Vì vậy, nó có thể kết nối được với hầu hết mọi loại thiết bị hoặc ứng dụng. Tuổi thọ pin của sản phẩm này cũng là một điểm nổi bật: Garmin ước tính rằng pin cúc áo đi kèm sẽ hoạt động trong khoảng 3,5 năm nếu sử dụng một giờ mỗi ngày. 

Đối tượng hướng tới

Đai đo nhịp tim Garmin HRM-Dual

Nếu bạn đang cần một đai đo nhịp tim đeo ngực đáng tin cậy có thể dùng để đi xa, Garmin HRM-Dual sẽ là một lựa chọn đáng để xem xét. Chỉ cần nhớ rằng khi pin hết, bạn sẽ cần một tuốc nơ vít chuyên dụng để thay thế nó. 

4. Đai đo nhịp tim Polar OH1

Điểm mạnh

  • Hình thức đẹp
  • Trọng lượng thấp
  • Pin có thể sạc lại được
  • Dùng bộ nhớ Onboard
  • Kết nối được với Strava

Điểm yếu

  • Chỉ đọc được thông số nhịp tim
  • Có giới hạn về khả năng kết nối app

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

ANT+

Có hỗ trợ

Bluetooth

Có hỗ trợ

Pin sạc

Tại sao chúng tôi lại chọn sản phẩm đai đo nhịp tim này?

Đai đo nhịp tim chạy bộ Polar OH1

Thoải mái, đáng tin cậy và nhẹ như lông hồng, Polar OH1 là một trong những sản phẩm đai đo nhịp tim dạng quang học tốt nhất mà chúng tôi đã thử nghiệm. Pin sạc của thiết bị này sẽ đảm bảo bạn không bao giờ phải mua pin thay thế, trong khi kết nối Bluetooth và ANT+ của nó cho phép bạn kết nối trực tiếp với các ứng dụng thể dục được hỗ trợ (như Strava) và máy tập thể dục tại nhà. Không chỉ dừng lại ở đó, OH1 cũng có bộ nhớ tích hợp, vì vậy bạn hoàn toàn có khả năng ghi lại một buổi tập với nó mà không cần tới điện thoại.

Đối tượng hướng tới

Đai đo nhịp tim chạy bộ Polar OH1

Polar OH1 nên xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của bạn nếu như đang muốn tìm một thiết bị đo nhịp tim dạng băng tay thay vì dây đeo ngực.

5. Đai đo nhịp tim Scosche Rhythm24

Điểm mạnh

  • Cảm giác đeo thoải mái
  • Đèn báo có nhiều màu cho từng loại nhịp tim khác nhau
  • Có chế độ Triathlon
  • Có hỗ trợ ANT+ và Bluetooth
  • Thông số hiển thị chính xác

Điểm yếu

  • Ứng dụng di động kém hấp dẫn
  • Khó sử dụng
  • Cần phải được kết nối với một thiết bị hoặc app khác để phát huy hết khả năng

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

ANT+

Có hỗ trợ

Bluetooth

Có hỗ trợ

Pin sạc

Tại sao chúng tôi lại chọn sản phẩm đai đo nhịp tim này?

Đai đo nhịp tim Scosche Rhythm24

Scosche Rhythm24 là một thiết bị đo nhịp tim dạng băng tay mà bạn có thể sử dụng trong hầu hết mọi môn thể thao, thậm chí là bơi lội. Nó có đèn LED báo hiệu sáng lên các màu khác nhau khi các vùng nhịp tim của bạn thay đổi và có chế độ đặc biệt dành cho môn ba môn phối hợp và hai môn phối hợp, cho phép bạn đánh dấu các giai đoạn khác nhau của cuộc đua. sản phẩm này cũng có thể sạc lại được và kết nối với bất kỳ thiết bị thể dục nào hỗ trợ Bluetooth hoặc ANT+. Về giá cả, Rhythm24 thường được giảm giá xuống khoảng 60$ (một con số rất hợp lý). 

Đối tượng hướng tới

Đai đo nhịp tim Scosche Rhythm24

Scosche Rhythm24 là một thiết bị tuyệt vời dành cho những người hay bơi lội, vận động viên ba môn phối hợp và bất kỳ ai muốn sử dụng dữ liệu vùng nhịp tim như một phần của quá trình tập luyện của họ. Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị này hiện thị thông số khá đúng, nhưng theo chúng tôi cảm biến quang học sẽ không chính xác bằng công nghệ đo xung điện. 

6. Đai đo nhịp tim Wahoo Tickr Fit

Điểm mạnh

  • Sử dụng dễ dàng
  • Pin có thể sạc lại được
  • Có hỗ trợ ANT+ và Bluetooth
  • Cảm giác đeo thoải mái
  • Có thể kết nối với nhiều loại thiết bị và app khác nhau

Điểm yếu

  • Khó điều chỉnh khi đang đeo
  • Không thể xác định được nhịp tim hoặc các vùng nhịp tim trên chính cảm biến

Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

ANT+

Có hỗ trợ

Bluetooth

Có hỗ trợ

Pin sạc

Tại sao chúng tôi lại chọn sản phẩm đai đo nhịp tim này?

Đai đo nhịp tim chạy bộ Wahoo Tickr Fit

Thiết lập và sử dụng băng tay, Wahoo Tickr Fit là một sản phẩm phù hợp để đo nhịp tim của bạn trong khi tập luyện một cách dễ dàng. Chiếc đai đo nhịp tim này có một nút vật lý để nhanh chóng bật và tắt, đồng thời dùng đèn báo để phản hồi cho bạn về trạng thái của nó. Cảm giác đeo của Tickr Fit thì thoải mái, thông số đo cũng chính xác, có thể sạc lại và có cả kết nối ANT+ và Bluetooth để tương thích với các thiết bị khác.

Đối tượng hướng tới

Đai đo nhịp tim chạy bộ Wahoo Tickr Fit

Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị đo nhịp tim quang học dễ sử dụng và đeo thoải mái, Wahoo Tickr Fit sẽ rất đáng để xem xét. Tuy sản phẩm này không thể sánh được về khả năng theo dõi đường chạy và đếm số lần lặp lại của bạn khi nâng tạ, nhưng nó có thể là lựa chọn tốt nếu bạn thích đeo băng tay hơn dây đeo ngực và không cần những tính năng bổ sung đó.

Các câu hỏi thường gặp

1. Đai đo nhịp tim điện và quang khác nhau như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần quyết định giữa một bên là dây đeo ngực cổ điển sử dụng xung điện để đọc nhịp tim và một bên sử dụng công nghệ quang học. Hiện nay, nhiều sản phẩm như Fitbit, Apple Watch và các thiết bị theo dõi hoạt động đeo tay khác đều sử dụng công nghệ quang học. Ở đây chúng ta sẽ không đi quá sâu vào kỹ thuật nên tôi sẽ giải thích một cách đơn giản về cả hai công nghệ này. Dây đeo ngực thì đọc tín hiệu điện nhỏ mà cơ thể bạn tạo ra để khiến tim bạn co lại. Trong khi đó, công nghệ quang học lại gửi ánh sáng vào da và đọc những gì phản chiếu lại. Dựa trên thông tin đó và những gì chúng ta biết về cách ánh sáng tán xạ khi va vào máu, các cảm biến này sẽ dịch dữ liệu và đưa vào một phép đo để tính nhịp đập của tim.

Cảm biến nhịp tim quang trên Polar Verity Sense

Chính vì vậy, công nghệ điện thường chính xác hơn. Mặt khác, các phép đo từ cánh tay và cổ tay sẽ khó cho ra tín hiệu chuẩn hơn vì các bộ phận cơ thể đó có thể xoay nhanh trong khi hoạt động, tạo ra nhiều dữ liệu nhiễu nhiều hơn. 

2. Đai đo nhịp tim có chính xác không?

Bây giờ bạn đã biết một chút về cách thức hoạt động của các loại đai đo nhịp tim khác nhau và lý do tại sao một số thiết bị lại chính xác hơn những thiết bị khác. Nói chung, có hai lý do khiến người tiêu dùng (không phải chuyên gia y tế hoặc vận động viên ưu tú) muốn biết về dữ liệu nhịp tim của họ: để biết nhịp tim khi nghỉ ngơi của họ và để sử dụng dữ liệu nhịp tim cho việc tập luyện.

Nhịp tim khi nghỉ ngơi rất dễ đo. Bạn có thể đọc bằng cách cảm nhận nhịp đập thông qua tay và đếm hoặc sử dụng một ứng dụng miễn phí nào đó trên điện thoại thông minh. Nhưng điều quan trọng là nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn có nằm trong “vùng khỏe mạnh” hay không. Nếu nhịp tim của bạn là 80 trong khi nó nên gần với 60 hơn, đó là một vấn đề tiềm ẩn. Điểm mấu chốt là độ chính xác tuyệt đối thường không quá quan trọng đối với hầu hết người tiêu dùng mà thay vào đó là vùng của nhịp tim.

Đai đo nhịp tim chạy bộ

Tương tự, khi một người quan sát nhịp tim của họ trong quá trình tập luyện, số nhịp đập chính xác mỗi phút cũng sẽ ít quan trọng hơn so với vùng của nhịp tim. Do đó khá dễ hiểu khi nhiều ứng dụng tập luyện và máy tập thể dục tại nhà thông minh thường có tích hợp ước tính nhịp tim hoặc hiệu chỉnh các vùng nhịp tim và hiển thị chúng trên một biểu đồ với các vùng được chặn ở các gam màu khác nhau.

Trong quá trình thử nghiệm của chúng tôi, dây đeo ngực tỏ ra chính xác hơn nhiều so với máy đo nhịp tim quang học khi nói tới một số phép đo. Thật vậy, các loại máy đo quang học có xu hướng chậm hơn một chút khi phát hiện thay đổi của nhịp tim nhanh. 

3. Bạn nên chọn đai đo nhịp tim có tích hợp ANT+ hay Bluetooth?

Đai đo nhịp tim Polar H10

Nhiều đai đo nhịp tim có sử dụng ANT+, một công nghệ không dây đã tồn tại từ trước khi Bluetooth trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điện thoại thường không hỗ trợ ANT+. Nếu bạn muốn kết nối một thiết bị ANT+ với điện thoại và ứng dụng, bạn sẽ phải cần một bộ chuyển đổi. Trong khi đó, các thiết bị đo nhịp tim sử dụng Bluetooth sẽ dễ kết nối trực tiếp với điện thoại của bạn hơn. Và tất nhiên, nếu bạn có thể mua được một thiết bị hỗ trợ cả ANT+ và Bluetooth thì quá tuyệt vời!

4. Đai đo nhịp tim đeo tay hay đeo ngực sẽ tốt hơn?

Về mặt thoải mái, dây đeo ngực sẽ không bao giờ được đánh giá cao. Lý do là bởi bạn cần phải bó dây ôm sát quanh ngực tại vùng xương ức và nếu không đủ chặt, chúng có thể tuột xuống hoặc di chuyển ra khỏi vị trí của mình. Và tất nhiên, việc định vị lại dây đeo khi đang di chuyển là khá khó khăn. Thậm chí, một chiếc dây đeo ngực kém chất lượng có thể làm xước da của bạn và kém hiệu quả trong việc cung cấp phản hồi trực quan vì bạn không thể nhìn thấy chúng.

Đai đo nhịp tim Polar H10

Chính vì vậy, chúng tôi thường thích đeo băng tay hơn là dây đeo ngực. Chúng dễ đeo hơn, bạn có thể điều chỉnh nhanh chóng ngay cả khi đang di chuyển và chúng không gây xước da. Hơn nữa, dạng băng tay thường có đèn LED nhấp nháy các màu khác nhau tùy thuộc vào vùng nhịp tim của bạn. Đó là loại phản hồi trực quan mà bạn không thể nhận được từ một dây đeo ngực. Thay vào đó với dây đeo ngực, bạn thường phải dựa vào một thiết bị theo dõi được kết nối kèm theo để xem chỉ số nhịp tim của mình.

5. Chúng ta còn có thể dùng sản phẩm gì khác ngoài đai đo nhịp tim không?

Trước đó, chúng tôi đã đề cập đến các thiết bị đo nhịp tim quang học đeo tai. Chúng rất gọn gàng vì được tích hợp vào tai nghe thể thao nên  về cơ bản bạn sẽ có hai thiết bị với giá của một chiếc. Mặc dù các thiết bị này có giá cao hơn nhiều so với các mẫu khác, nhưng chúng sẽ rất đáng giá nếu bạn đang tìm kiếm một cặp tai nghe thể thao không dây mới.

Cảm biến nhịp tim trên Apple Watch Series 9

Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị theo dõi thể thao và đồng hồ thông minh cũng là một phương án hay. Nhiều thiết bị không chỉ theo dõi nhịp tim cơ bản mà còn có khả năng thực hiện điện tâm đồ (ECG) để đánh giá nhịp tim của bạn nhằm tìm ra dấu hiệu rung nhĩ (AFib) - một nhịp tim không đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số sản phẩm đồng hồ thể thao mà bạn có thể tham khảo bao gồm Fitbit Charge 6, Apple Watch Series 9 và Samsung Galaxy Watch 6.

Ngày: 08-09-2024