7 sai lầm cần tránh khi lần đầu chạy siêu marathon
Tác giả James Eacott
Dưới đây là 7 lỗi thường gặp ở những người mới chạy cự ly siêu dài lần đầu:
1. Không bổ sung đủ năng lượng ở đoạn đầu của đường đua
Do quá hưng phấn nên nhiều khi chúng ta quên mất phải tính toán phương án bổ sung năng lượng và dinh dưỡng vì bổ sung năng lượng đều đặn là yếu tố quyết định. Vậy nên chúng ta có thể đặt báo thức trên đồng hồ để nhắc thời điểm cần bổ sung năng lượng theo một khoảng thời gian cố định hoặc viết một tờ giấy nhỏ gắn vào ba lô dự kiến những thứ mình cần ăn mỗi giờ.
2. Quên những vất vả trong thời gian tập luyện
Khi cuộc đua ngày càng vật vã, chúng ta nên tự nhắc bản thân những vất vả trong thời gian tập luyện để có mặt trước vạch xuất phát. Khi nghi ngờ khả năng hoàn thành của bản thân, chúng ta cần ghi nhớ rằng chúng ta đã tập luyện và rèn luyện cả nhiều tháng trời vì sự kiện này và chắc chắn cơ thể chúng ta sẽ thích nghi được.
3. Quên mục tiêu chạy
Đa phần chúng ta khi tham gia chạy siêu dài lần đầu, mục tiêu tối thượng là hoàn thành cự ly. Vậy nên chúng ta cần bám sát tốc độ chạy đã dự định ban đầu và đừng bị hứng phấn quá mức mà tăng tốc ở đoàn đầu. Nguy cơ chúng ta chạy quá nhanh đoạn đầu là rất cao vì “tốc độ thi đấu” thường chậm hơn cả tốc độ chúng ta chạy khi tập luyện.
Đây là lúc chúng ta cần kiểm soát đồng hồ. Ban đầu sẽ hơi bị hưng phấn nhưng cần nhớ rằng cự ly siêu dài ngắn nhất cũng cần thời gian của cả một ngày dài, vậy nên cần tiết kiệm năng lượng cho đoạn sau của đường đua!
4. Nô lệ của đồng hồ
Khi chạy siêu dài, đặc biệt đường núi, chúng ta sẽ trải qua nhiều đoạn dốc lên, xuống và đặc biệt khi tới đoạn cuối của cuộc đua, chỉ số GPS trên đồng hồ có thể sẽ không hiển thị những con số mà chúng ta muốn thấy. Khi đó đừng lo lắng vì một phần quan trọng của bộ môn chạy siêu dài là lắng nghe cơ thể. Nếu cảm thấy đuối, có khả năng chúng ta đang thiếu nước hoặc cần ăn bổ sung hoặc cần đi bộ để thả lỏng cơ bắp.
5. Nhịn “việc ấy”
Khi cơ thể có dấu hiệu cần “xả” thì chúng ta nên xả ngay lập tức. Việc chạy tronng tình trạng bụng khó chịu sẽ khiến tốc độ của chúng ta chậm lại về lâu dài. Vậy nên hãy dành vài phút để xử lý dứt điểm “việc ấy”!
6. Quên bổ sung điện giải
Nước, dinh dưỡng/thực phẩm, điện giải, đặc biệt là điện giải rất quan trọng trong những cuộc đua trong điều kiện nắng nóng. Đảm bảo cân bằng điện giải trong máu, đặc biệt là muối, đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo hệ cơ vận động bình thường và giảm nguy cơ chuột rút.
7. Nạp quá nhiều đồ ăn trước khi thi đấu
Việc đảm bảo nạp đầy kho dự trữ glycogen của cơ thể là quan trọng nhưng việc nạp quá nhiều trước khi thi đấu có thể khiến cơ thể nặng nề trước vạch đích. Thay vào đó, chúng ta nên duy trì chế độ dinh dưỡng giống như trước các buổi tập nặng và áp dụng Quy tắc số 1 ở đoạn đầu của quãng đường thi đấu.
Credit: Phạm Thao - VBRC