1, Nẹp ống chân-Shin Splints
Thuật ngữ Shin Splints được sử dụng để mô tả cơn đau dọc theo xương chày của cẳng chân. Thông thường bạn sẽ cảm thấy đau khoảng một phần ba xương trở lên. Cơn đau sẽ đến khi chạy và hết khi bạn nghỉ-có thể cải thiện nhờ luyện tập. Phần chân dưới của bạn có thể bị sưng nhẹ một chút.
Các nguyên nhân gây nên cơn đau này do chân chạy lệch trong hoặc chạy trên bề mặt quá cứng, nên cải thiện bằng việc dùng giày có đệm nhiều. Thông thường “Shin Splints” sẽ gặp ở các newbie.
Phương pháp điều trị cơ bản là trườm đá sau khi chạy, sử dụng loại giày phù hợp và chọn bề mặt đường chạy mềm hơn
Tham khảo thêm: Hình dáng bàn chân và cách tiếp đất khi chạy
2 Gãy xương bàn chân-Stress Fractures
Cũng là một lí do đến từ đau xương. “Stress Fractures” là một chấn thương xương do các cơn đau nhỏ lẻ lặp đi lặp lại. Xương của con người phản ứng lại cơ thể bằng cách trở nên khỏe hơn. Sự căng thẳng quá mức dẫn đến quá trình tái hấp thụ xương nhanh hơn quá trình xây dựng xương gây chấn thương và cơn đau.
Tác động của loại chấn thương này sẽ tăng dần. Ban đầu sẽ đau trong khi chạy sau đó có thể hết ngay khi bạn chưa nghỉ ngơi. Nhưng dần sẽ tiến triển thành thành đau suốt quá trình chạy thậm chí là đi bộ. Có thể bị sưng ở chỗ đau. Nặng nhất có thể gây gãy xương vùng đó.
“Stress Fractures” thông thường sẽ không được phát hiện sớm do tác động bạn đầu không lớn. Điều trị tốt nhất cho loại chấn thương này là dừng các hoạt động nặng lại, nghỉ ngơi trong 6-8 tuần.
Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương này đa phần dẫn đến cho tăng quá nhanh khối lượng luyện tập dẫn đến việc xương không kịp thích nghi, các bạn mới chạy nên tìm hiểu kĩ trước khi bắt đầu chạy nhé, không nên cố quá.
3 Hội chứng chèn ép khoang
Trong khi chạy bộ, cơ bắp cơ thể người tăng thể tích lên đến 20%. Nếu các mô liên kết cơ thể bao quanh các khoang cơ thể quá chặt ngăn chặn tăng thể tích cơ sẽ làm cho lưu lượng máu thấp và áp lực lên dây thần kinh. Điều này gây ra đau và tê ở bàn chân. Hoạt động cơ thể khó khăn.
Cơn đau sẽ đến dần dần khi bạn chạy và sẽ tăng dần lên rất đau, nặng nhất sẽ khiến bạn không thể tiếp tục cuộc chạy được nữa. Khi gặp tình trạng này, các runner thường sẽ massage chân, cơn đau sẽ chấm dứt nhanh chóng và trở lại như chưa có gì xảy ra. Điều này dẫn đến việc khi đi kiểm tra y tế sẽ không phát hiện được gì bất thường.
Để kiểm tra hội chứng này cần đo được mức độ chèn ép lên các khoang trước, đang và sau cơn đau khi chạy cần tới các máy chạy đo chuyên dụng. Các điều trị cho chứng này là phẫu thuật. Sau đó bạn sẽ không còn cảm giác đau nữa.
4 Bong gân
Đây là một vấn đề phổ biến ở vùng chân dưới. Gân có chức năng gắn cơ vào xương. Bong gân gây đau khi cơ bị kéo dãn hoặc co lại và khi gân bị sưng sẽ dẫn đến sức lực và tính linh hoạt bị giảm sút. Các gân bị bong xung quanh vùng mắt cá rất dễ bị viêm và đau.
Nguyên nhân phổ biến gây bong gân là do tăng đột ngột khối lượng luyện tập làm cho gân chưa kịp thích ứng. Ngoài ra còn có lí do do việc chuyển từ giày training sang một đôi giày racing cũng sẽ có thể gây ra bong gân. Bời vì giày dùng trong racing thường sẽ ít support hơn và nhẹ hơn giày hằng ngày bạn dùng training. Việc không thích nghi kịp sẽ dẫn đến chấn thương.
Điều trị bong gân bằng cách trườm đá 15-20p, 3-4 lần mỗi ngày vào vùng đau. Điều chỉnh cường độ tập phù hợp và chọn giày phù hợp. Một điều cũng quan trọng là phải khởi động đùng và kĩ trước khi chạy.
5 Viêm
Các cơ lớn vùng bắp chân có thể bị viêm do chấn thương bất ngờ gây đứt cơ. Khi xảy ra chấn thương này bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau và phải dừng hoàn toàn cuộc chạy.
Sẽ có sưng nhẹ và bầm tím ở chân. Cách điều trị là nên cố định chân. Khi di chuyển nên sử dụng ngang. Khi cơn đau đã dịu đi, nên luyện tập nhẹ từ từ trở lại. Cố gắng dồn trọng lượng cơ thể lên chân không bị đau. Với tình trang viêm mà không bị đứt cơ có thể điều trị như bong gân phía trên.
6 Nén Động mạch khoeo
Đây là loại chân thương không hay gặp nhưng lại gây hậu quả khá nặng. Thường xảy ra ở vùng đầu gối. Khi nén Động mạch khoeo, lưu lượng máu đến các cơ ở chân giảm, gây đau đáng kể đến khi ngưng chạy. Lưu lượng máu cần được đo đạt chính xác trong quá trình vận động để chẩn đoán triệu chứng chính xác để tiến hành phẫu thuật điều trị.
Theo Runner's World
Có thể bạn sẽ cần tìm hiểu thêm: Các phụ kiện giảm chấn thương khi chạy bộ