Zero-drop, tấm sợi carbon, thiết kế tối giản hoặc cầu kỳ - các runner thường thích thảo luận về các loại giày chạy bộ và tính năng khác nhau. Tuy nhiên, không có nhiều cuộc thảo luận tập trung vào việc giày chạy vừa vặn như thế nào là phù hợp. Trước khi bàn tới các tính năng, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo rằng bản thân đang mang size giày vừa vặn. Tại sao ư? Việc sử dụng một đôi giày chạy bộ vừa vặn, phù hợp với chiều dài, chiều rộng và hình dáng của bàn chân quan trọng tương đương, nếu không muốn nói là hơn so với loại đệm đế giữa mà đôi giày ấy có
Nếu bạn đang muốn mua một đôi giày chạy bộ để đồng hành cùng với mình trong các buổi luyện tập hay cuộc đua thì việc lựa chọn size giày phù hợp là một điều rất quan trọng. Việc sở hữu một đôi giày vừa vặn với bàn chân sẽ không chỉ giúp bạn chạy bộ thoải mái hơn mà điều này còn giúp ngăn ngừa các chấn thương không đáng có. Vậy làm sao để có thể chọn được size giày phù hợp? Sau đây là một vài bước đơn giản để bạn có thể lựa chọn được size giày phù hợp với mình.
Các bước để xác định size giày chạy bộ của bạn
Bước 1: Đo kích thước bàn chân của bạn:
Để thực hiện bước này, bạn sẽ cần một mảnh giấy hoặc bìa cứng, thước dây hoặc thước kẻ cùng với một chiếc bút. Đầu tiên, hãy tìm một bề mặt phẳng, chắc chắn để đặt mảnh giấy lên. Sau đó, hãy mặc đôi tất mà bạn hay sử dụng khi chạy vào và đặt một chân lên tờ giấy. Khi bạn đã đặt chân vào, hãy giữ bàn chân của mình thật chắc và vuông góc với tờ giấy rồi vạch một đường mỏng xung quang viền của bàn chân. Trong lúc vẽ bạn cần lưu ý giữ cho chiếc bút của mình thẳng đứng và không bị xiên vẹo. Sau khi hoàn tất, bạn cần nhấc chân ra, đo chiều dài (dọc theo chiều của vết chân) bàn chân của bạn và phần rộng nhất của vết chân theo chiều ngang (chiều rộng bàn chân). Cuối cùng, hãy lặp lại với chân bên kia của bạn để lấy số liệu của hai bàn chân.
Bước 2: Tìm kích thước giày của bạn:
Sau khi có được kết quả đo từ bước một, bạn có thể tiến hành chọn size giày dựa theo số đo của mình. Để lựa chọn size phù hợp, hãy sử dụng bảng size giày chạy bộ do các thương hiệu cung cấp. Lưu ý rằng bảng size của các thương hiệu giày chạy bộ sẽ không giống nhau hoàn toàn. Dưới đây là bảng size giày chạy bộ của một số thương hiệu quen thuộc:
Bảng size giày chạy bộ Hoka
Bảng size giày chạy bộ Topo
Bảng size giày chạy bộ Saucony
Bảng size giày chạy bộ Altra
Bảng size giày chạy bộ Nike
Bảng size giày chạy bộ Adidas
Để xem chi tiết bảng size của hầu hết các thương hiệu giày chạy bộ, hãy truy cập vào các đường dẫn sau:
Bước 3: Đảm bảo giày của bạn vừa vặn với bàn chân:
Sau khi chọn được size từ bước 2, bạn hãy thử kiểm tra lại một lần nữa xem liệu size giày mà bạn chọn có thực sự vừa vặn với bàn chân của bạn không bằng một số cách như sau:
- Một đôi giày chạy bộ vừa vặn phải tạo cảm giác vừa khít ở gót chân và giữa bàn chân đồng thời có khoảng trống xung quanh các ngón chân
- Kiểm tra chiều dài và chiều rộng phù hợp của giày bằng cách ấn ngón tay cái xung quanh các ngón chân. Một đôi giày chạy bộ vừa vặn sẽ có khoảng không gian rộng bằng một nửa cho tới một ngón tay cái.
- Giữ phần gót giày và cố gắng nhấc gót chân của mình lên. Một đôi giày phù hợp với bạn sẽ khóa chặt gót chân của bạn lại hoặc chỉ cho gót chân của bạn dịch chuyển một chút mà thôi
- Kiểm tra các hàng lỗ xỏ dây giày bởi khi chọn đúng size giày, 2 hàng này sẽ song song với nhau.
Một số việc nên làm để chắc chắn đôi giày vừa vặn với bạn
Căn chỉnh lót giày sao cho bằng bàn chân của bạn
Hãy lấy phần lót trong (hoặc tấm lót) ra khỏi đôi giày bạn muốn mua và đứng lên nó. Kích thước và hình dáng của lớp lót này nên phù hợp với kích thước và hình dáng của bàn chân bạn. Ngón chân của bạn không nên tràn ra phía trước hoặc hai bên, và phần đầu của lớp lót nên nằm cách một khoảng gần vị trí mà ngón chân của bạn thu hẹp lại.
Đánh giá độ vừa vặn của dây giày
Hãy đặt lại tấm lót và mang giày chạy bộ vào. Sau đó, hãy buộc dây đủ chặt để giữ cho phần giày ôm sát vào phần mu bàn chân nhưng không quá chặt, gây cản trở cho dây thần kinh và mạch máu. Khi đã hoàn thành, bạn nên nhét được một ngón tay vào giữa nút buộc và giày của mình
Kiểm tra các ngón chân của bạn
Đứng lên và kiểm tra cảm giác chân cũng như độ vừa vặn. Bạn sẽ muốn có một khoảng rộng bằng ngón tay cái giữa ngón chân dài nhất của bạn và phần mũi giày. Hãy nhớ rằng ngón chân dài nhất của bạn có thể là ngón áp út mà không phải là ngón cái. Về chiều rộng, hãy kiểm tra xem liệu bạn có cảm thấy ít áp lực hoặc không có áp lực nào lên ngón cái chân út của mình và chỉ có áp lực nhẹ lên ngón chân cái
Đi bộ và chạy
Hãy đi bộ hoặc chạy nếu có thể nhằm kiểm tra xem gót chân của bạn có bị trượt và khó chịu không? Thêm vào đó, hãy kiểm tra thêm cả chất liệu phần Upper. Nếu phần Upper quá chật hoặc rộng, bạn có thể sẽ cần một đôi giày chạy bộ vừa vặn hơn
Lặp lại nếu cần thiết
Đừng chấp nhận việc chọn một đôi giày chật và nghĩ rằng bạn sẽ làm chúng giãn ra sau vài lần chạy. Đôi giày của bạn nên vừa vặn ngay từ lần đầu sử dụng. Mặc dù một số phần của đôi giày chạy bộ, bao gồm đế giữa và chất liệu đệm có thể trở nên tốt hơn sau một thời gian sử dụng, song điều đó không ảnh hưởng tới độ vừa vặn của giày
Một số lưu ý hữu ích khi chọn size giày chạy bộ
Size giày chạy bộ của bạn có thể thay đổi được không?
Nếu bạn chưa được đo kích thước chân trước đây, hãy đến các cửa hàng chuyên về giày gần nhất để biết các thông số của mình. Chiều dài và chiều rộng bàn chân của bạn sẽ bị thay đổi bởi các yếu tố khác nhau như tuổi tác, chấn thương và mang thai.
Size giày vừa vặn với bạn năm 18 tuổi có thể không giống với 42 tuổi, do đó chúng ta cần phải thực hiện đo kích thước chân để biết cách điều chỉnh qua từng thời kỳ. Trên thực tế, ông khuyên mọi người nên đi đo kích thước bàn chân một lần mỗi năm.
Hãy nhờ các chuyên gia tư vấn
Tốt nhất, bạn nên đến một cửa hàng giày chạy bộ tại địa phương để đo kích thước và được tư vấn trong quá trình chọn giày. Những người đã mua giày tại chỗ từ một cơ sở bán giày thường ít gặp phải các vấn đề liên quan tới độ vừa vặn hơn là mua hàng trực tuyến.
Lý do là bởi nhân viên bán hàng sẽ được đào tạo để biết được các thông số về size cụ thể của các thương hiệu khác nhau. Ngoài ra, thử giày là cách duy nhất để bạn biết được giày có thoải mái hay không
Bạn cần bao nhiêu không gian cho phần hộp ngón chân?
Có những trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc cần có một khoảng rộng bằng ngón tay cái giữa ngón chân dài nhất của bạn và mũi giày. Lý do bạn cần một chút không gian thêm cho ngón chân là vì hầu hết các loại giày đều được thiết kế để uốn cong khi bạn chạy, đặc biệt là khi đi lên dốc (chuyển động này làm cho ngón chân của bạn gần hơn với mũi giày). Tuy nhiên, các mẫu giày chạy bộ tích hợp tấm sợi carbon thường sẽ hạn chế được chuyển động trên, dẫn tới việc bạn có cảm giác vừa vặn hơn.
Nếu mua một đôi giày với những tính năng khác biệt so với những gì bạn đang quen thuộc, chẳng hạn như chuyển từ giày chạy Trail sang giày có tỷ lệ Drop lớn hoặc từ một đôi giày Zero-drop sang một đôi giày Zero-drop khác sử dụng tấm sợi carbon, size giày phù hợp của bạn có thể sẽ khác nhau.
Đừng lo lắng nếu cửa hàng giày chạy bộ gần bạn thiếu các công nghệ tiên tiến như máy quét chân hoặc hệ thống đo size giày. Mặc dù những công nghệ này có thể giúp bạn hiểu về bàn chân của mình một cách tốt hơn, nhưng vẫn không thể thay thế được các nhân viên dày dặn kinh nghiệm
Tips: Việc đi tất sẽ ảnh hưởng tới sự vừa vặn của giày chạy bộ
Khi mua giày, các runner bỏ qua một chi tiết quan trọng: tất của họ. Một đôi tất dày có thể khiến bạn phải chọn size giày lớn hơn đến một size để trở nên vừa vặn. Một đôi tất mỏng hơn có thể cung cấp thêm một chút không gian, tạo sự linh hoạt nếu bạn cần. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi bạn phải chạy dưới tiết trời mùa hè nắng nóng, khi chân bạn có xu hướng phình to hơn. để nhớ trong mùa hè khi chân của bạn có xu hướng sưng nhiều hơn trong thời tiết nóng. Và nếu bạn sử dụng các loại tất với độ dày khác nhau trong mỗi mùa, có thể bạn sẽ cần một size giày riêng biệt cho từng mùa trong năm
Những dấu hiệu cho thấy giày chạy bộ của bạn không vừa vặn
Khi mang giày quá chật, ngón chân của bạn có thể va chạm vào phần mũi giày, lâu dần khiến móng chân của bạn bị biến dạng - nỗi ám ảnh của mọi runner. Sự tiếp xúc này cũng có thể gây hại cho các dây chằng tại ngón chân và xương bàn chân. Theo thời gian, bạn cũng có thể gặp phải hội chứng Freiberg - một tình trạng xảy ra khi xương bị nứt, gãy do căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, việc nén chặt các ngón chân lại với nhau quá có thể khiến cho cơ bắp của chân không thẳng hàng. Kết quả là, bạn có thể sẽ cảm thấy mỏi và đau ở lòng bàn chân.
Ở phía trước mắt cá chân của bạn có một bó dây thần kinh, gân và mạch máu. Chúng được kết nối với nhau bằng một dải mô, nhưng những đôi giày chật chội có thể chèn ép chúng, gây đau, tê và nhức ở mọi nơi trên chân. Ngược lại, nếu bạn chọn size giày quá to, chân của bạn sẽ liên tục bị xê dịch trong giày trong mỗi bước chạy. Điều này góp phần gây nên chafing. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bầm ngón chân và móng chân do đi giày chạy bộ quá rộng bởi bàn chân của bạn sẽ bị va vào mũi giày mỗi khi bạn di chuyển.
Cuối cùng, nếu bạn đang mang một đôi giày được thiết kế với trụ trung gian hỗ trợ ở đế giữa, việc chọn sai size giày có thể thay đổi cách mà hệ thống này tác động lên chân của bạn. Điều này vô hình chung gây ra áp lực lên dây thần kinh chạy dọc dưới lòng bàn chân, qua đó gây tê ,đau cũng như viêm cân gan chân.
Việc lựa chọn đúng size giày rất khó khăn
Khoảng ba phần tư số người tham gia kiểm tra tại phòng thí nghiệm đang mang giày chạy bộ không đúng kích thước, chủ yếu là quá chật (từ một nửa đến hai size). Chúng tôi cũng thường xuyên thấy khách hàng mới mang giày không vừa vặn. Họ có thể đã quen với kích thước không đúng hoặc cảm thấy không thoải mái trong một thời gian dài nhưng không biết nguồn gốc là do đâu
Không phải là những runner này kém thông minh mà là do việc chọn size giày thực sự không hề dễ dàng. Thật vậy, hiện nay có rất ít hướng dẫn chuẩn chỉnh nói về ý nghĩa của việc chọn size giày phù hợp. Size 10 của Brooks Adrenaline GTS có thể rất khác biệt so với Nike Pegasus. Tồi tệ hơn là, kích thước giày chạy bộ thậm chí còn không đồng nhất giữa các thương hiệu với nhau hoặc ngay cả khi chúng đều được sản xuất bởi cùng một thương hiệu.
Kích thước giày cũng có thể thay đổi khi một công ty phát hành phiên bản giày chạy bộ mới. Đôi khi kích thước của giày chạy bộ sẽ không giống nhau vì thương hiệu đã thay đổi chất liệu hoặc cấu trúc của giày.
Thương hiệu giày chạy bộ nào là tốt nhất cho những runner có bàn chân quá cỡ
Cuối cùng là vấn đề về độ rộng. Nói chung, chiều dài của chân người vẫn giữ nguyên nhưng đã trở nên rộng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, kích thước của những mẫu giày hiện này thường không theo kịp với thực tế. Hơn nữa, kích thước chân của phụ nữ cũng thường có sự chênh lệch lớn hơn giữa gót và mũi chân của họ.
Trong một số trường hợp, những đôi giày dành cho runner có bàn chân quá cỡ thường được đánh dấu bằng chữ cái từ D trở đi với phụ nữ hoặc E trở đi đối với nam để chỉ ra rằng những sản phẩm này có cùng kích thước đế nhưng thêm vải. Trong khi đó, các công ty khác có thể lại thêm không gian bổ sung vào phần đế chứ không phải vải của phần Upper. Những đôi giày chạy bộ của Altra, Topo Athletic và Xeroshoes thậm chí còn có phần ngón chân rộng hơn ngay cả ở các size bình thường. Điều này cho phép bạn có được một đôi giày chạy bộ vừa vặn trong trường hợp chỉ cần thêm không gian ở phần mũi giày.
Với tất cả những biến thể hiện nay của giày chạy bộ trên thị trường, việc tìm được size giày phù hợp cũng như mẫu giày lý tưởng có thể sẽ cần một số thử nghiệm và điều chỉnh trước đó. Bạn có thể sẽ mắc phải sai lầm những rồi sẽ dần tiến bộ hơn trong việc chọn giày trong tương lai.
- HV tổng hợp -