Tại sao nam giới thường chạy bộ nhanh hơn nữ?

Ngày: 19-10-2021
Tại sao nam giới thường chạy bộ nhanh hơn nữ?

Chạy là môn thể thao mà cả nam và nữ đều yêu thích, từ chạy đua 5K đến marathon thi đấu cho một đội hoặc quốc gia. Nhưng cho dù là trong trường hợp nào đi nữa thì nam vẫn thường về đích nhanh hơn nữ.

Vẫn cho rằng cả nam giới và phụ nữ đều tập luyện chăm chỉ như nhau nhưng tại sao trung bình nam giới lại chạy nhanh hơn phụ nữ? Ngay cả vận động viên nam nhanh nhất thế giới cũng nhanh hơn vận động viên nữ nhanh nhất thế giới khoảng hai giây trên đường chạy 100 mét: Usain Bolt đã về đích trong 9,58 giây,còn thời gian của cố vận động viên Florence Griffith Joyner là 10,49 giây.

Usain Bolt và Florence Griffith Joyner

Câu trả lời cho vấn đề giới tính này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nó liên quan nhiều đến hormone và kích thước cơ thể. Cụ thể các yếu tố sau:

Lượng testosterone

Trước khi trẻ em gái và trẻ em trai bước vào tuổi dậy thì, cơ thể của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, trong độ tuổi dậy thì, các bé trai trải qua giai đoạn gia tăng testosterone. Theo HealthLine, ở tuổi trưởng thành, một số nam giới có lượng testosterone cao hơn 20 lần so với phụ nữ. Testosterone đóng một số vai trò, bao gồm việc bảo cơ thể tạo ra các tế bào máu mới, giữ cho xương và cơ bắp chắc khỏe, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng trưởng.

Cơ bắp chân của nam và nữ

Bác sĩ Emily Kraus cho biết: Chân đàn ông chiếm khoảng 80% cơ bắp, còn phụ nữ chỉ có 60%. Cơ bắp có thể giúp nam giới chạy nhanh hơn. Ngoài ra, cơ bắp của nam giới có xu hướng có các sợi cơ co giật nhanh lớn hơn khiến việc chạy nước rút có ưu thế hơn nữ.

Ngoài ra, phụ nữ có nhiều estrogen hơn nam giới, dẫn đến khả năng tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn nam giới. Kraus cho biết: “Điều đó cũng có thể dẫn đến một bất lợi nhỏ đối với thành tích chạy.”

Kích thước cơ thể của vận động viên 

Cơ thể nam giới thường lớn hơn nữ giới

Kích thước cơ thể cũng là một yếu tố tác động. Trung bình, phụ nữ có phổi nhỏ hơn nam giới, có nghĩa là mức tiêu thụ oxy tối đa (VO2max) của họ thấp hơn. Theo một nghiên cứu năm 1998 trên tạp chí Y học và Khoa học trong Sports and Exercise, VO2 max của một phụ nữ ít vận động là khoảng 33ml/kg/phút, trong khi một nam giới ít vận động là khoảng 42 ml/kg/phút. .

Đối với những vận động viên chạy hạng ưu, VO2 max cao hơn, nhưng nữ giới vẫn thấp hơn nam giới. Điều này đồng nghĩa là phụ nữ phải làm việc nhiều hơn khi hít thở oxy cung cấp cho cơ bắp của họ, cô nói.

Tim của vận động viên 

Tim của nữ giới cũng có xu hướng nhỏ hơn nam giới, có nghĩa là lượng máu được cung cấp oxy mà tâm thất trái bơm ra trong một nhịp nhỏ hơn mặc dù nhịp tim của phụ nữ cao hơn. Do đó, các cơ của phụ nữ được cung cấp ít máu và oxy hơn.

Ngoài ra, Kraus còn cho biết: phụ nữ cũng có ít hemoglobin hơn, loại protein trong tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể, bao gồm cả các cơ.

Cơ sinh học

Dáng chậy bộ chuẩn

Về mặt cơ sinh học, nam giới thường có chân dài hơn phụ nữ, có nghĩa là họ có nhiều chỗ cho cơ bắp hơn, cũng như chiều dài sải chân dài hơn.

Hơn nữa, vì phụ nữ thường có hông rộng hơn nên tư thế chạy của họ không hiệu quả bằng đàn ông. Cơ bắp sẽ hoạt động hiệu quả khi mọi thứ đều vừa vặn. Vì hông của đàn ông hẹp nên chân sẽ nằm trên một đường thẳng, vì vậy nó hoạt động theo cùng hướng chạy. Với các vận động viên hông rộng hơn các cơ gần như phải xoay theo một góc nên khác với chức năng được tối ưu hóa của cơ bắp.

Cơ bắp của người chạy bộ

Điều này không có nghĩa là phụ nữ có hông rộng không thể chạy, nhưng đó là một trong nhiều yếu tố giải thích tại sao phụ nữ thường không nhanh như nam giới.

Tóm lại, phổi và tim của phụ nữ có khả năng hít thở oxy và bơm máu được oxy hóa nhỏ hơn đàn ông, và họ có ít hemoglobin hơn trong máu để vận chuyển lượng oxy đó. Hơn nữa, phụ nữ có ít cơ bắp hơn và chân ngắn hơn, hông rộng hơn nam giới, khiến việc chạy kém hiệu quả hơn.

 

Trên đây là những yếu tố khiến nữ giới có xu hướng chạy chậm hơn nam giới. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn!

Theo TH, nguồn livescience.com

 

Ngày: 19-10-2021