So sánh nhảy dây và chạy bộ: nên chơi môn nào?

Ngày: 22-11-2021
So sánh nhảy dây và chạy bộ: nên chơi môn nào?

Chạy bộ và nhảy dây đều là bài tập thể dục đơn giản có chi phí thấp, nhưng chạy bộ thường đòi hỏi nhiều không gian thực hiện hơn, trừ khi bạn chạy trên máy chạy bộ. Nhìn chung cả hai đều là những cách tiết kiệm và hiệu quả để rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên nhiều người lại băn khoăn cái nào tốt hơn cho mình hoặc liệu, nên tập trung vào cái nào hơn.

Vậy hãy cùng xem sự khác biệt giữa nhảy dây và chạy là gì nhé!

Chạy bộ và nhảy dây đốt cháy bao nhiêu calo?

Cả nhảy dây và chạy đều đốt cháy một lượng calo đáng kể. Khi so sánh số lượng calo đốt cháy trong 10 phút của mỗi người, nhảy dây sẽ nhỉnh hơn một chút.

Dưới đây là số lượng calo ước tính được đốt cháy cho mỗi hoạt động ở cường độ tương đương cho một người nặng 68 kg thực hiện mỗi bài tập trong 10 phút:

Cường độ

Nhảy dây

Chạy

Thấp

105 calo

117 calo

Trung bình

140 calo

125 calo

Cao

146 calo

140 calo

Còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng tới lượng calo được đốt cháy khi thể dục như tuổi tác, giới tính nhưng đây là con số trung bình.

Kết luận: Nhảy dây và chạy bộ đốt cháy một lượng calo như nhau trong cùng một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nhảy dây có thể đốt cháy nhiều calo hơn một chút khi tập ở cường độ cao.

Nhảy dây và chạy bộ có tác dụng như thế nào?

Tác động đến các cơ

Cả chạy và nhảy dây đều sử dụng các cơ ở chân để đẩy. Tuy nhiên, chạy bộ hoặc nhảy dây single-foot đòi hỏi phải sử dụng nhiều cơ mông hơn (cơ nâng hông) với phạm vi chuyển động lớn hơn để tạo lực đẩy. 

Nhảy dây cũng cần lực cản để điều khiển dây, liên quan đến vai, bắp tay, cơ tam đầu và cơ khuỷu tay. Chạy cũng cần một lực cản ít nhưng có lực co lặp đi lặp lại ở vai (cơ delta) để cân bằng với chuyển động của chân.

Tác dụng của nhảy dây thể dục

Lực tác động

Khi nhảy dây và chạy lực tác động lên chân tương đối giống nhau.

Aerobic hay anaerobic? ( hiếu khí hay kỵ khí)

Cả hai hình thức tập thể dục đều có thể được thực hiện như bài tập aerobic để tăng cường sức bền bằng cách duy trì tốc độ ổn định trong thời gian dài.

Ngoài ra, tập nước rút hoặc cường độ cao, được coi là hoạt động anaerobic, cũng có thể được thực hiện với cả nhảy dây và chạy.

Một trong hai lựa chọn tốt cho bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) là các bài tập thể dục ngắn ở 80–95% nhịp tim tối đa xen kẽ với các bài tập cường độ thấp hơn ở 40–50% nhịp tim tối đa.

Kết luận: Chạy và nhảy dây có tác dụng tập luyện cho phần thân dưới, đòi hỏi sự ổn định của thân và hông, đồng thời có thể rèn luyện cho bạn thể dục theo cách aerobic hoặc anaerobic. Và cuối cùng là lực tác động của chúng là tương đương nhau.

Chạy bộ giúp giảm calo nhanh chóng

Nhảy dây và chạy có giảm béo không?

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần gần đây đã quan sát thấy nhảy dây làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và cải thiện các nguy cơ liên quan đến bệnh tim. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra các kết quả tương tự liên quan đến việc giảm mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, số lượng và quy mô của các nghiên cứu về nhảy dây vẫn nhỏ hơn so với các nghiên cứu về chạy.

Chạy đã được chứng minh là một phương pháp tuyệt vời để đốt cháy chất béo trong cơ thể ở các hình thức chạy khác nhau như chạy bền,  luyện tập cường độ cao ngắt quãng 

Kết luận: Cả chạy và nhảy dây đã được chứng minh là đều mang lại lợi ích cho sức khỏe, giảm mỡ và nguy cơ các bệnh về tim mạch.

Nhảy dây giúp giảm béo

Tham khảo thêm:  Giảm cân qua các bài thể dục hàng ngày kết hợp nhảy dây

Nhảy dây và chạy bộ có cải thiện sức bền và hiệu suất chạy nước rút?

Cả hai bài tập đã được chứng minh là cải thiện sức bền của tim mạch - thậm chí cả những bài tập nhảy dây mà không cần dây. Có những lựa chọn thay thế cho dây nhảy giúp cơ thể thực hiện cùng một chuyển động nhưng đòi hỏi ít sự phối hợp hơn.

Tốc độ nhảy dây (hoặc nhảy dây double-under) và tốc độ chạy nước rút tương đối giống nhau. Do đó, khả năng cải thiện của nhảy dây có thể tương đương với chạy nước rút do tính chất anaerobic của bài tập.

Trên thực tế, nhảy dây double-skip đã là một bài tập ổn định của các chương trình tập luyện ngắt quãng cường độ cao và CrossFit kể từ khi chúng ra đời.

Kết luận: Chạy và nhảy dây đều cải thiện sức bền cơ bắp và hiệu suất chạy nước rút.

Lợi ích của việc chạy bộ hằng ngày

Khi nào không nên chạy bộ hoặc không nên nhảy dây?

Cả hai hoạt động đều có lực phản ứng mặt đất lớn hơn so với các hoạt động như bơi lội, đi xe đạp và đi bộ. Do đó, cả hai hoạt động có thể khó đối với những người bị chấn thương cẳng chân ở hông, đầu gối hoặc mắt cá chân.

Tuy nhiên, có những lựa chọn thay thế cho việc chạy bộ. Có các loại máy chạy bộ giảm trọng lực hoặc không trọng lượng, hỗ trợ một phần trọng lượng để giảm các áp lực cơ học lên cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp chạy bộ dưới nước ở vùng nước nông hoặc sâu.

 Còn với nhảy dây, bạn cũng có thể sử dụng máy DigiJump cung cấp bề mặt va đập thấp hơn để mô phỏng nhảy dây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một tấm bạt lò xo mini để mô phỏng bài tập nhảy dây.

Vậy nên chạy bộ hay nhảy dây?

Cả hai hình thức tập thể dục đều được chứng minh là giúp cải thiện sức bền của tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn bị thúc ép về thời gian, nhảy dây có thể phù hợp với bạn hơn là chạy.

Còn đối với những VĐV chạy giải thì chạy bộ là một lựa chọn tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn thích thay đổi phong cảnh, không khí trời khi tập thể dục, thì chạy bộ chắc chắn là một lựa chọn tốt hơn.

Hoặc bạn có thể kết hợp nhảy dây đan xen với chạy để duy trì động lực cũng như để cho các cơ hoạt động đồng đều.

Nhảy dây và chạy bộ

Cả chạy và nhảy dây đều là những hình thức tập thể dục có lợi và khó có thể so sánh được. Nói chung, đây đều là những bài tập rất tuyệt với những người không bị chấn thương hay dễ bị chấn thương. Tất nhiên lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích của bạn, bạn có thể lựa chọn một trong hai hoặc luân phiên giữa hai bài tập để đạt được hiệu quả tối đa nhé!

Tham khảo thêm: Những điều phải biết khi mua dây nhảy thể dục

Theo TH nguồn Healthline

 
Ngày: 22-11-2021